Cha mẹ nuôi dưỡng trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ qua các trò chơi 'tự biên tự diễn'
Trí tưởng tượng của trẻ em là một điều tuyệt vời, cha mẹ làm gì để nuôi dưỡng sự sáng tạo không giới hạn này?
Cha mẹ cần chú ý nuôi dưỡng trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ |
Khả năng tưởng tượng của trẻ nhỏ chính là nền tảng của sự sáng tạo cũng như thành công sau này. Trí tưởng tượng của con trẻ và khả năng sáng tạo của con trẻ cần được bồi dưỡng và phát huy, và chính cha mẹ sẽ làm những người đầu tiên dẫn dắt, giúp con phát triển tốt nhất.
Khi bạn có một đứa trẻ có trí tưởng tượng và óc sáng tạo cao, bạn sẽ thật ngạc nhiên khi thấy chúng biến những chiếc xoong, chảo thành một bộ trống sẵn sàng phát ra mọi âm thanh vui tai hoặc một chiếc hộp đơn giản thành một cái hang...
Khi con vẽ một bức tranh đầy màu sắc nhưng không rõ hình thù gì, cũng không có nét vẽ nào ngay ngắn, đừng vội la mắng con, mà hãy tìm hiểu xem con đang thấy gì trong bức tranh ấy. Ngoài ra cha mẹ cũng có thể hướng dẫn con tự làm đồ chơi cho riêng mình từ những vật dụng có sẵn trong nhà.
Hướng dẫn con tự làm đồ chơi từ đồ vật đơn giản |
Mẹ hướng dẫn con làm một chú cáo nhỏ từ những chiếc lá |
Nuôi dưỡng óc sáng tạo và trí tưởng tượng của con bạn bằng cách cho chúng tham gia nhiều hoạt động khác nhau và luôn đặt câu hỏi. Trí tưởng tượng của một đứa trẻ là một điều tuyệt vời và trò chơi giả vờ, đóng vai đem lại nhiều lợi ích cho con trẻ.
Chơi theo trí tưởng tượng là khi trẻ tương tác theo cách riêng của chúng mà không có quy định hoặc quy tắc nào. Có khi chúng giả vờ làm giáo viên, làm mẹ, đầu bếp nấu ăn, cảnh sát hoặc thu ngân... Thậm chí có bé đóng vai những con vật trong khu rùng, gầm rú kêu la như đang sống trong thiên nhiên hoang dã ở châu Phi. Đó là khi trẻ sử dụng chăn, ga, gối, đệm, ga trải giường để làm toà lâu đài, biến thành công chúa, hoàng tử...
Trò chơi tưởng tượng mang lại cho trẻ nhiều lợi ích to lớn, phát triển nhiều kỹ năng như:
Ngôn ngữ và giao tiếp: Khi trẻ đóng giả một nhân vật nào đó, trẻ sẽ sử dụng những từ ngữ chúng đã nghe, hoặc tự nghĩ ra để phù hợp với ngữ cảnh. Điều này giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng và cách sử dụng từ.
Tình cảm xã hội: Trẻ sẽ giả vờ vui, buồn, sợ hãi, phấn khích... giả làm người khác. Điều này giúp trẻ hiểu về sự đồng cảm và thấu hiểu cảm giác của mọi người thông qua các cuộc trò chuyện giả vờ và các tình huống dựng nên.
Giải quyết vấn đề: Trò chơi giàu trí tưởng tượng thường liên quan đến xung đột hoặc mục tiêu cần tìm kiếm nên trẻ sẽ nghĩ ra hướng giải quyết vấn đề.
Mẹ đơn thân Hà Nội tạo hình bữa ăn cho con đẹp như tranh vẽ
Chị Đặng Thúy Hằng (36 tuổi, Hà Nội) dù bận rộn nhưng luôn muốn dành điều tốt nhất cho con, chị tự tay vào bếp chuẩn bị những bữa ăn giàu dinh dưỡng và đặc biệt là rất đẹp mắt cho em bé của mình.
Hoàng Dung (lược dịch)