Cậu bé lên truyền hình khoe thành tích khiến cha mẹ nở mũi, nhưng đến đoạn ăn quả nhãn thì phơi bày sự thật bẽ bàng
Cậu bé là một 'con nhà người ta' điển hình, với thành tích học tập đặc biệt tốt và là niềm tự hào của cha mẹ.
Trong mắt nhiều bậc cha mẹ, thành tích học tập của con cái là trên hết, và họ đã nỗ lực rất nhiều cho mục tiêu này, tạo điều kiện học tập thuận lợi nhất cho con em mình. Đồng thời, nhiều bậc phụ huynh cũng có suy nghĩ phải lo cho con mọi thứ, nghĩ rằng chỉ có như vậy thì trẻ mới có thể học hành chăm chú hơn. Vì vậy đứa trẻ ngày nào cũng "duỗi tay ra, há mồm khi ăn", khả năng tự chăm sóc bản thân đặc biệt kém.
Có một chương trình tạp kỹ tên là "Go Up Boys", ghi lại quá trình trưởng thành của một số trẻ em, trong đó có câu chuyện về Dương Tây Vũ, một thiếu gia, đã thu hút sự chú ý của mọi người. Cậu bé là một "con nhà người ta" điển hình, với thành tích học tập đặc biệt tốt và là niềm tự hào của cha mẹ.
Mẹ của cháu bé là một giáo viên, để giúp con ngoan hơn, bà đã phải nỗ lực rất nhiều, chỉ trong một kỳ nghỉ đông, mẹ đã đăng ký cho con học 16 lớp năng khiếu. Mẹ cũng rất chú ý đến điểm số của con mình. Ai cũng đoán được cuộc sống của cậu bé tiểu học này bận rộn như thế nào. Bà cũng biết con rất bận, nhưng chiến lược bà nghĩ ra không phải là giảm một vài suất học cho con mà là chăm con bằng cách "Làm mọi thứ có thể", thậm chí đến mức hơi quá đáng.
Bà lấy cơm và nhặt hết xương cá cho đứa trẻ ăn. Tất nhiên, sự chăm sóc của bà không chỉ có vậy, bà sẽ giúp trẻ bóc nhân trong quả nhãn, vì bằng cách này, trẻ sẽ thuận tiện hơn khi ăn mà không cần phải nhả hạt. Dưới sự chăm sóc của mẹ, cậu bé cũng đã hình thành thói quen khó bỏ: Đó là nếu quả nhãn không được bóc hết hạt, cậu bé sẽ không ăn nó. Người mẹ không cảm thấy có gì sai trái, chỉ cần con trai ăn được vài miếng là bà đã cảm thấy rất mãn nguyện.
Ở lần thử thách tiếp theo của chương trình, các khách mời nhận thấy khả năng tự chăm sóc bản thân của Tây Vũ thực sự quá kém. Không khó để bóc một quả trứng trong một phút, nhưng cậu bé thực hiện rất khó khăn. Người mẹ ở bên cạnh giải thích rằng bà không trách con trai, vì ở nhà vẫn thường bóc trứng rồi cho vào miệng đứa trẻ, còn bóc cả lòng đỏ, vì đứa trẻ chỉ ăn lòng trắng trứng. Tây Vũ cũng sẽ không gấp chăn bông, vì đây là việc của mẹ.
Thực tế trong chương trình có thể thấy, đứa trẻ rất thông minh nhưng do sự "sắp đặt" của mẹ nên không chịu làm việc nhà, thậm chí ở khía cạnh nào đó, còn mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Mọi người rất ngạc nhiên về cách giáo dục con cái này vì dù là một giáo viên nhưng bà mẹ không nhận ra rằng sự chăm sóc của mình đã khiến con trai trở nên ỷ lại, thiếu tự lập. Có lẽ xét theo tình hình hiện tại thì đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng đứa trẻ rồi cũng sẽ lớn lên, mẹ sẽ không thể theo con và chăm sóc con suốt đời.
Một người không có khả năng tự lo cho bản thân thì không thể thích ứng được với xã hội này, chứ đừng nói đến việc trở thành người tốt, cuối cùng mọi hy vọng của các bà mẹ dành cho con mình có thể mất hết.
Học lực tất nhiên là rất quan trọng, nhưng cha mẹ cũng nên chú ý đến việc trau dồi khả năng tự chăm sóc bản thân của con em mình.
1. Hãy để trẻ làm những gì trong khả năng có thể
Nhiều bà mẹ cầu toàn, luôn lo lắng con còn nhỏ nên chưa thể làm tốt việc gì. Và để cho mọi thứ hoàn hảo đúng ý mình, các mẹ sẽ làm tất cả giúp con, dù là việc các bé có thể làm trong khả năng, độ tuổi của mình. Thế nhưng, cha mẹ nên nhớ, chỉ khi sẵn sàng buông tay thì con mới có cơ hội phát triển. Thậm chí với trẻ nhút nhát, cha mẹ còn nên khuyến khích con thử để rèn sự tự tin. Bố mẹ càng lo lắng, càng lấy mất đi cơ hội tự lập của con, khiến trẻ sợ hãi với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
2. Dạy trẻ cách tự chịu trách nhiệm khi phân công con làm việc nhà
Cha mẹ nên dạy con cái làm việc nhà từ nhỏ, tuổi nào làm việc đó. Đây không chỉ là một hoạt động giúp gắn kết tình cảm gia đình, tăng khả năng tự lập của con mà còn giúp các bé hiểu ý nghĩa của lao động. Đặc biệt, cha mẹ đã giao việc thì cần con cam kết sẽ hoàn thành, có thưởng, phạt rõ ràng.
3. Cha mẹ nên dạy con bằng hành động cụ thể của chính mình
Trẻ em là tấm gương phản chiếu lại hành vi, cách cư xử của người lớn. Và những gì ông bà, cha mẹ thể hiện hàng ngày sẽ nhanh chóng lưu vào trí nhớ con trẻ, các bé sẽ học theo và thực hành. Thế nên, để cho trẻ chăm chỉ lao động, tự giác làm việc nhà thì chính cha mẹ phải làm gương. Nếu cha mẹ không phải là người chăm chỉ tất nhiên sẽ không thể nào nuôi dạy được đứa trẻ yêu lao động.
Con hư vẫn là tại mẹ?
Chúng ta đang tạo ra một thế hệ chỉ biết đòi hỏi và thụ hưởng. Những đứa trẻ ấy không nhận ra đâu là giới hạn của việc nhận về, cho đi...
Theo nhipsongviet.toquoc.vn