Giá dầu đắt đỏ đe dọa nền kinh tế toàn cầu

Theo các nhà phân tích, một thùng dầu Brent có thể vượt ngưỡng 100 USD trong quý II năm nay. Trong bối cảnh đó, Nga được dự đoán siêu lợi nhuận thêm 60-80 tỉ USD vào ngân sách.

Tuy nhiên, giá dầu tăng mạnh cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nó làm chậm đà phục hồi của nền kinh tế thế giới và đẩy nhanh lạm phát. Theo ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs, các thị trường mới nổi sẽ chịu gánh nặng của lạm phát.

Do đó, Izvestia mới đây đã tìm hiểu về “cuộc khủng hoảng giá dầu” sẽ ảnh hưởng đến Nga như thế nào và những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.

Giá dầu tăng

Theo ghi nhận, giá dầu hiện tại đắt hơn gần gấp rưỡi so với một năm trước. Vào tháng 2/2021, giá dầu Brent giao sau được giao dịch ở mức gần 60 USD/thùng, tuy nhiên vào tháng 2/2022 là trên 90 USD/thùng. Tốc độ tăng giá như vậy chỉ đứng sau tốc độ tăng của năm 2009. Nguyên liệu thô xuất khẩu của Nga cũng đang trở nên đắt đỏ hơn, báo giá của chúng gắn với dầu Brent. Tính đến ngày 15/2, giá trao đổi của dầu Urals là 93,7 USD/thùng.

{keywords}
Giá dầu thế giới hiện đã tiến gần mức 100 USD/thùng. (Ảnh: RIA)

Tất cả những điều này là hệ quả của việc giá khí đốt tăng cao và sự phục hồi của nhu cầu toàn cầu sau quãng thời gian ngừng hoạt động do đại dịch Covid-19, cũng như những thất bại về hậu cần và căng thẳng địa chính trị. Cho đến nay, thị trường dầu mỏ vẫn trong tình trạng thiếu cung.

Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác ngoài khối (OPEC+) mới đây thông báo sẽ tiếp tục tăng sản lượng với kế hoạch là 400 nghìn thùng/ngày. Tuy nhiên, theo ước tính mới nhất từ ​​Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), năm nay thế giới sẽ cần nhiều dầu hơn nguồn cung từ OPEC+. Theo IEA, sự thâm hụt trên thị trường ngày càng tăng và có thể có ít dự trữ hơn trong hệ thống. Đồng thời, theo tính toán, nhu cầu dầu thế giới cũng đang tăng lên đều đặn, “rõ ràng là chủng Omicron đã không có tác động mạnh đến mức tiêu thụ nguyên liệu thô trên thế giới như nhiều người đã giả định”.

“Cú đấm kép”

Tuy nhiên, đối với nền kinh tế thế giới, dầu đắt đỏ như vậy có thể trở thành một “cú đúp đau đớn”. Theo Bloomberg, việc giá dầu tăng từ khoảng 70 USD/thùng vào cuối năm 2021 lên 100 USD/thùng vào cuối tháng 2/2022 sẽ khiến lạm phát ở Mỹ và châu Âu tăng khoảng 0,5% trong nửa cuối năm.

Các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự đoán, giá dầu sẽ tăng lên 100 USD trong quý III/2022. Theo ước tính của ngân hàng này, với xác suất 50%, điều này sẽ dẫn đến mức tăng lạm phát trung bình là 60 điểm cơ bản. Và các nền kinh tế mới nổi sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Dự báo của JPMorgan Chase thậm chí còn bi quan hơn khi giá dầu tăng lên 150 USD/thùng gần như sẽ ngăn chặn hoàn toàn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu và nâng lạm phát toàn cầu lên trên 7%.

Theo Oxford Economics, cứ 10 USD/thùng giá dầu làm thâm hụt khoảng 0,2% tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Và theo Moody's Analytics, 10 USD cộng thêm mỗi thùng sẽ làm giảm 0,1% tăng trưởng kinh tế vào năm 2023. Một số quốc gia trong tình trạng như vậy sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái, đặc biệt nếu ngân hàng trung ương của các quốc gia đó thắt chặt chính sách tiền tệ.

Nga đạt siêu lợi nhuận

Nga, trong điều kiện giá dầu đắt đỏ đã được hứa hẹn đạt siêu lợi nhuận cho ngân sách. Năm 2022, nếu giá dầu ở mức trung bình 90 USD/thùng. Theo các nhà phân tích của Bloomberg, ngân sách Nga trong trường hợp này có thể nhận thêm hơn 65 tỉ USD doanh thu. Và với giá dầu là 100 USD/thùng, số tiền này là 80 tỉ USD.

{keywords}
Giá dầu thô hiện cao hơn khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh: RIA)

Do đó, giá trị đồng USD trong tổng thu ngân sách của Nga sẽ tiệm cận với giá trị đỉnh cao được quan sát thấy lần cuối cách đây khoảng 10 năm. Tính theo đồng ruble, “khoản thu ngân sách” của Nga có thể còn lớn hơn rất nhiều lần.

Tất cả số tiền thu được từ việc bán dầu vượt quá giá ngân sách được chuyển đến Quỹ Phúc lợi Quốc gia (NWF).

“Càng có nhiều tiền trong NWF, nền kinh tế Nga càng cảm thấy tự tin hơn, vì những khoản tiền này có thể được chi để duy trì tỷ giá đồng ruble, thực hiện các nghĩa vụ xã hội đối với công dân hoặc đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của đất nước”, các nhà phân tích của Freedom Finance nhận định.

Lạm phát sẽ tăng ở Nga

Tuy nhiên, cũng có một mặt trái. Giá dầu tăng, tác động tích cực đến các nhà sản xuất nguyên liệu thô, nhưng cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến người tiêu dùng. Chi phí cho các sản phẩm cuối cùng họ sẽ tăng lên, kể cả đối với hàng hóa do Nga nhập khẩu.

“Chỉ trong lĩnh vực bán lẻ tiêu dùng, chúng tôi có tỷ trọng nhập khẩu 40%, bao gồm cả thực phẩm 22%. Và sự gia tăng đáng kể của giá các nguồn năng lượng trên thế giới là một trong những nguyên nhân quan trọng làm tăng tốc độ lạm phát ở Nga”, ông Mark Goykhman, nhà kinh tế trưởng tại trung tâm phân tích và thông tin TeleTrade cho biết. Đồng thời, ông cho rằng với động lực này có thể tiếp tục khiến giá dầu và các sản phẩm dầu tăng thêm.

“Nhiều khả năng lạm phát giá tiêu dùng năm nay sẽ thấp hơn năm trước, do các nhà sản xuất và bán lẻ cũng không thể tăng giá liên tục. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng lạm phát từ 5-8% trong năm nay là khá thực tế”, bà Natalya Milchakova, Phó Giám đốc Hãng phân tích Alpari (Nga) cho biết.

Thanh Bình (lược dịch)

Afghanistan ra sao sau 6 tháng dưới thời chính quyền mới?

Afghanistan ra sao sau 6 tháng dưới thời chính quyền mới?

Cách đây 6 tháng, vào ngày 15/8/2021, quyền lực ở Afghanistan nằm dưới sự kiểm soát của Taliban (tổ chức đang chịu lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc vì các hoạt động khủng bố).

Tòa án xét xử vụ kiện ông Trump bị dọa đánh bom

Tòa án ở Manhattan thuộc bang New York, Mỹ đã nhận được cuộc gọi dọa đánh bom ngay khi chuẩn bị phiên điều trần về vụ kiện 250 triệu USD chống lại ông Trump.

Hơn chục thỏa thuận được ký kết trong cuộc họp của hai nhà lãnh đạo Nga – Trung

Hai nhà lãnh đạo Nga – Trung nhấn mạnh những thỏa thuận được hai bên ký kết nhằm tăng cường quan hệ thương mại, và phát triển thế giới đa cực.

Kiện vợ cũ ra tòa vì bị giấu chuyện trúng xổ số trước khi ly hôn

Một người đàn ông Thái Lan đã kiện vợ cũ ra tòa với cáo buộc cô đã che giấu chuyện trúng xổ số trước khi tuyên bố chia tay anh qua điện thoại và cưới người khác.

'Mánh' tiếp viên hàng không Mỹ lợi dụng đặc quyền để buôn lậu ma túy

Tiếp viên hàng không của Mỹ thường được ưu tiên đi qua cổng an ninh mà không cần soi chiếu, nhưng nhiều người đã lợi dụng đặc quyền này để lén lút vận chuyển ma tuy và chất cấm.

Ukraine đạt thỏa thuận vay 15,6 tỷ USD với IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với chính quyền Ukraine về gói cho vay 15,6 tỷ USD nhằm hỗ trợ nước này khôi phục nền kinh tế.

Pháp bắt hơn 850 người trong cuộc biểu tình phản đối tăng tuổi hưu

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cho biết, cảnh sát nước này đã tạm giữ 855 người vì nhiều vi phạm trong các cuộc biểu tình phản đối tăng tuổi nghỉ hưu trong mấy ngày qua.

Ông Tập Cận Bình: Quan hệ Nga-Trung quan trọng với trật tự thế giới

Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, quan hệ Trung-Nga đã vượt ra ngoài quan hệ song phương và có tầm quan trọng lớn đối với trật tự thế giới.

Chính phủ vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm, Tổng thống Macron thoát sóng gió bủa vây?

Việc chính phủ Pháp vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội ám chỉ Tổng thống Emmanuel Macron có thể đã thoát khủng hoảng chính trị trước mắt. Song, nhiều thách thức với ông dường như khó tiêu tan.

Người phụ nữ mắc bệnh phong trở thành điệp viên nổi tiếng

Bước ngoặt bất ngờ trong cuộc đời đã khiến Josefina Guerrero trở thành điệp viên quan trọng nhất trong cuộc chiến vì Philippines.

Những hình ảnh mới nhất về thành phố Mariupol

Các phóng viên của Sputnik mới đây đã ghi lại một số hình ảnh về thành phố Mariupol đang trong quá trình khôi phục.

Đang cập nhật dữ liệu !