Điều gì sẽ xảy ra với giá dầu năm 2022?

Vào năm 2021, giá dầu đã tăng giá gần 60%. Điều này phần lớn là do sự phục hồi chưa từng có trên thị trường khí đốt. Các nhà phân tích cảnh báo, năm 2022 mức tăng trưởng như vậy sẽ không được mong đợi.

Giá dầu tăng

Đầu năm 2021, giá dầu Brent đạt hơn 50 USD/thùng, đến cuối tháng 12 giá vọt lên  79 USD/thùng. Các nhà phân tích cho biết, nhu cầu dầu đang gia tăng khi giá khí đốt tăng vọt và các nguồn năng lượng tái tạo không hoạt động, một số người tiêu dùng đang chuyển sang sử dụng các loại nhiên liệu thay thế, bao gồm cả các sản phẩm từ dầu mỏ.

Theo nhà phân tích cấp cao Nikita Blokhin của Ngân hàng Alfa, trong những năm qua, thị trường đã tích cực theo dõi cái gọi là “sự lây lan đen tối” - sự chênh lệch về giá khí đốt và sản xuất điện than ở châu Âu. Sự biến động của chỉ số này đã thực sự xác định động lực của nhu cầu về khí đốt trong 5 năm qua, có hại cho than đá hay không. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi giá khí đốt củng cố trên 1.500 USD/1.000 m3 và trở thành một hiện tượng thực sự chưa từng có đối với thị trường năng lượng.

{keywords}
Theo các chuyên gia giá dầu sẽ giảm dần do nguồn cung dư thừa. (Ảnh: RIA)

“Hiện tại, tình hình ở châu Âu thực sự nghiêm trọng, vì giá khí đốt tăng như ‘tuyết lở’ chủ yếu là do thiếu nguồn cung trên thị trường. Trong những điều kiện này, câu hỏi về việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế đã trở nên cấp thiết đối với châu Âu”, ông Blokhin nói.

Theo ông Blokhin, than nhiệt điện trở thành giải pháp thay thế chính, tăng thêm năng lực sản xuất sẽ giúp hạ nhiệt sự sôi động trên thị trường năng lượng. Nhưng thị trường năng lượng cũng được hỗ trợ bởi nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm dầu, điều này sẽ cho phép thay thế sản xuất khí đốt.

Châu Á là nơi đầu tiên phản ứng với việc tăng giá, khi từ chối mua khí đốt đắt tiền để chuyển sang sản xuất dầu mỏ. Châu Âu đã làm theo khi chuyển đổi một số cơ cấu phát điện sang nhiên liệu diesel. Điều này có thể tạo ra tiềm năng bổ sung cho nhu cầu dầu, theo các ước tính từ 500.000 đến 1,5 triệu thùng mỗi ngày (hiện nay thế giới tiêu thụ  khoảng 100 triệu thùng mỗi ngày). 

Điều gì sẽ xảy ra với giá dầu

Nhà phân tích Alexander Potavin của Finam tin rằng, có một số yếu tố rủi ro đối với giá dầu trong năm 2022.

Thứ nhất, các cơ quan quản lý tài chính lớn nhất - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh - tại các cuộc họp gần đây đã đưa ra lập trường cứng rắn trong chính sách tiền tệ, tập trung vào việc làm chậm lạm phát. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ cũng sẽ ảnh hưởng đến giá dầu mỏ.

Thứ hai, sự lây lan của Covid-19 dẫn đến các biện pháp hạn chế ngày càng nhiều ở các quốc gia khác nhau, có nghĩa là nhu cầu năng lượng toàn cầu phục hồi hoàn toàn liên tục bị đẩy lùi. Thêm vào đó, khối lượng sản xuất dầu của Mỹ cũng đang dần tăng lên.

Tuy nhiên, có những yếu tố có thể khiến giá dầu “quay xe”. Nhà phân tích cấp cao Nikita Blokhin không kỳ vọng giá sẽ giảm trên thị trường khí đốt trong thời gian tới, đặc biệt là do thời tiết lạnh giá đang đến gần ở châu Âu, có thể dẫn đến một đợt tăng giá khí đốt khác.

“Theo ước tính của chúng tôi, báo giá dầu Brent có thể đạt lại mức 80 USD/thùng, điều này có thể xảy ra vào đầu năm sau”, ông Blokhin cho biết.

Vậy điều gì sẽ xảy ra với giá dầu trong dài hạn? Dự báo của các chuyên gia từ các công ty và ngân hàng  do cơ quan Interfax công bố gần đây cho thấy, giá dầu trung bình sẽ là 74 USD/thùng. Vào cuối năm 2021, giá dầu Brent giao tháng 2 trên sàn giao dịch ICE London giao dịch ở mức khoảng 79 USD/thùng.

{keywords}
Các yếu tố chính sẽ ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ vào đầu năm 2022 chủ yếu liên quan đến cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu hoặc những động thái của các nhà sản xuất dầu hàng đầu như Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+). (Anh: RIA)

“Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thị trường và khả năng giá giảm mạnh, chẳng hạn như xuống dưới 40 USD/thùng là không cao trong những năm tới”, Alexander Gryaznov, Giám đốc lĩnh vực khí đốt trong khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi của S&P Global Ratings nhận định.

“Trong một kịch bản khá thận trọng, giá dầu sẽ giảm dần xuống mức 55 USD/thùng vào năm 2023, mặc dù quá trình này có thể mất nhiều thời gian hơn hoặc giá sẽ cân bằng ở mức cao hơn. Nhưng ngay cả mức này cũng cao hơn mức chấp nhận được đối với Nga, ngược lại với các nhà sản xuất có chi phí sản xuất cao hơn, chẳng hạn như Mỹ, Mexico, một số quốc gia ở Nam Mỹ và châu Phi”, ông Gryaznov nhận định.

Giá dầu trong hơn 20 năm tới

“Dầu của Nga có mọi cơ hội để vẫn là một phần quan trọng trong cân bằng năng lượng trong tương lai không chỉ ở Nga, mà còn trên thế giới, kể cả khi chi phí sản xuất nó ở mức thấp nhất”, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho hay.

Sự tự tin này dựa trên hai luận điểm. Thứ nhất, theo những dự báo thực tế nhất, mức tiêu thụ dầu sẽ vượt xa năm 2050, và với khối lượng tương đương hiện tại, dầu sẽ được tiêu thụ trong ít nhất 10-15 năm nữa. Thứ hai, hơn 50% sản lượng của Nga vẫn cạnh tranh ngay cả với giá dầu trong khoảng 20-25 USD/thùng.

Theo ông Novak, vào năm 2040, nhu cầu dầu sẽ là 74 triệu đến 114 triệu thùng/ngày, so với 100 triệu thùng/ngày vào năm 2019. Giá dầu vào năm 2050 sẽ nằm trong khoảng 40-70 USD/thùng.

“Trong những năm tới, hầu như không ai mong đợi lượng đầu tư lớn vào lĩnh vực dầu khí. Khối lượng đầu tư sẽ xấp xỉ mức của những năm gần đây, trong khi mức tiêu thụ dầu trên thế giới trong những năm tới sẽ ít nhiều ổn định, thậm chí tăng trưởng. Do đó, với các khoản đầu tư trì trệ vào ngành công nghiệp dầu mỏ và nhu cầu tăng, chúng tôi sẽ nhận được giá dầu cao”, nhà phân tích Potavin cho biết thêm.

Thanh Bình (lược dịch)

Thực hư tin đồn châu Âu sẽ không có khí đốt trong hai tháng?

Thực hư tin đồn châu Âu sẽ không có khí đốt trong hai tháng?

Theo Bloomberg, châu Âu có nguy cơ không có khí đốt trong hai tháng tới do băng giá và tình trạng thiếu nhiên liệu trong các kho chứa.

Apple, Amazon bị tố bắt tay làm giá iPhone

Apple và Amazon bị cáo buộc cùng nhau bơm thổi giá iPhone, iPad bán trên nền tảng của Amazon, do đó phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền.

Cựu Thủ tướng Boris Johnson bất ngờ xin rút khỏi Quốc hội Anh

Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson đột ngột xin từ bỏ tư cách nghị sĩ quốc hội nhằm phản đối một cuộc điều tra nhằm vào ông.

Tìm thấy 4 đứa trẻ còn sống sau vụ máy bay rơi ở Colombia

Tổng thống Colombia Gustavo Petro ngày 9/6 cho biết đã tìm thấy 4 đứa trẻ còn sống ở trong rừng sau khi máy bay chở các em gặp nạn cách đây hơn 5 tuần.

Nam sinh bị đòi bồi thường gần nửa triệu USD vì liếm chai nước tương

NHẬT BẢN - Chuỗi nhà hàng sushi Sushiro đang kiện và đòi một nam sinh bồi thường 67 triệu Yen, tương đương 480.000 USD, vì những hành vi mất vệ sinh của người này.

Hai máy bay va chạm tại sân bay Nhật Bản, một chiếc gãy cánh

Bộ Giao thông Nhật Bản vừa cho biết, hai máy bay chở khách dường như đã va chạm với nhau ở gần một đường băng tại sân bay Haneda của thủ đô Tokyo.

Thái tử Ảrập Xêút dọa gây tổn hại nền kinh tế Mỹ

Tờ Washington Post trích dẫn các tài liệu rò rỉ cho biết, Thái tử Ảrập Xêút đe dọa gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ sau khi Washington cảnh báo Riyadh “hậu quả” vì đồng ý với Nga cắt giảm sản lượng dầu mỏ.

Trả tiền thuê người giúp xin nghỉ việc ở Nhật Bản

Nhiều người lao động tại Nhật Bản luôn cảm thấy hồi hộp và căng thẳng khi nói chuyện với các ông chủ về vấn đề xin nghỉ việc, và họ đã tìm tới các công ty giúp họ làm việc này.

Mỹ công bố 37 cáo buộc chống ông Trump vì bê bối tài liệu mật

Mỹ vừa công bố bản cáo trạng gồm 37 tội danh chống cựu Tổng thống Donald Trump, cáo buộc ông gây rủi ro cho một số tài liệu tối mật của chính phủ sau khi mãn nhiệm năm 2021 và cản trở điều tra.

Thêm một thương hiệu xe điện của Mỹ chuẩn bị vào Trung Quốc

Theo chân Tesla, Lucid sẽ trở thành nhà sản xuất xe điện (EV) thứ 2 của Mỹ thâm nhập thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Lãnh đạo Mỹ-Anh bàn về tình hình Ukraine, khoáng sản và AI

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak nhất trí tăng cường hợp tác trong một loạt lĩnh vực từ an ninh tới kinh tế.

Đang cập nhật dữ liệu !