Giả danh tàu cá để ‘gặm’ Biển Đông - Chiến thuật bẩn của Trung Quốc

Trong các cuộc đối đầu với Philippines, Nhật Bản, gần đây nhất là Việt Nam, dễ nhận thấy tàu đánh cá dân sự của Trung Quốc xuất hiện với tần suất dày đặc. Có thể khẳng định đây là một chiến lược rõ ràng của Bắc Kinh.

Các mối bất hòa liên tiếp xảy ra giữa Bắc Kinh với Nhật Bản, Philippines trong vài năm trở lại đây thường xảy ra xuất phát từ sự xuất hiện của tàu đánh cá Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp. Tại vùng biển của Việt Nam, nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, cũng đã có sự hiện diện dày đặc của tàu đánh cá của quốc gia này.

Giả danh tàu cá để ‘gặm’ Biển Đông - Chiến thuật bẩn của Trung Quốc - ảnh 1

Tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu tại thị trấn ven biển Tấn Giang, tỉnh Phúc Kiến.

Tờ New York Times trích dẫn bình luận của các quan chức quân sự nước ngoài cho biết, các tàu đánh cá chính là nguồn gốc phát sinh ra các va chạm của Trung Quốc với các quốc gia khác trên các vùng biển tranh chấp. Đôi khi, các tàu đánh cá dân sự thậm chí còn hoạt động thay cho cả Hải quân Trung Quốc.

Các quan chức Mỹ và châu Á cho biết, số lượng tàu thuyền dân sự Trung Quốc hoạt động trong vùng tranh chấp và thường gây sự với tàu thuyền nước ngoài, kể cả tàu chiến, đang gia tăng nhanh trong những năm gần đây.

Các tàu này thường không biểu hiện rõ ràng mối quan hệ quân sự. Tại Nhật Bản, các vụ bắt tàu đánh cá Trung Quốc cũng không phát hiện được sự liên kết này. Nhưng các quan chức và các nhà phân tích nước ngoài nói rằng họ có bằng chứng cho thấy tàu cá dân sự phối hợp hoạt động với Hải quân Trung Quốc. Rõ ràng, Hải quân Trung Quốc đang tìm cách mở rộng lực lượng dân quân hàng hải của tàu cá và tăng cường kiểm soát đối với các cơ quan dân sự nhằm điều tiết các hoạt động trong vùng nước ven biển.

Kết quả là tình hình xung quanh vùng Biển Đông và biển Hoa Đông đang ngày càng biến động. Các quan chức quân sự nước ngoài đang ngày càng tỏ ra thận trọng với một loạt các tàu dân sự của Trung Quốc. Trong báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2009, các quan chức Mỹ cảnh báo về tình trạng chiến tranh tiềm năng với tàu dân sự Trung Quốc, một phần dựa vào hai sự kiện xảy ra trước đó khi tàu chiến Mỹ đã va chạm căng thẳng với tàu của Bắc Kinh.

Hải quân Trung Quốc đang lên kế hoạch tạo tầm ảnh hưởng tới toàn cầu thông qua việc hiện đại hóa đội tàu của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng các tàu thuyền dân sự là nhắm vào một mục tiêu khác: nhằm bảo vệ vững chắc "khẳng định chủ quyền" trên biển của mình, bất chấp có đúng luật pháp quốc tế hay không.

Dennis J. Blasko, một cựu Tùy viên quân sự Mỹ ở Bắc Kinh, cho biết quân đội Trung Quốc từng đặt ra chiến lược này trong Sách trắng quốc phòng năm 2006. “Hải quân đang tăng cường nghiên cứu lý thuyết về các hoạt động quân sự biển và khám phá các chiến thuật và chiến lược trong môi trường hiện đại”, báo cáo này cho biết.

Trong một số trường hợp, việc sử dụng lực lượng dân sự "có thể ít khiêu khích và có ít khả năng leo thang hơn sử dụng các lực lượng thi hành công vụ của quân đội Trung Quốc", ông Blasko nói trong một email trả lời tờ New York Times.

Giả danh tàu cá để ‘gặm’ Biển Đông - Chiến thuật bẩn của Trung Quốc - ảnh 2

Tàu tuần tra Nhật Bản đang đuổi một tàu Trung Quốc ra khỏi vùng biển Senkaku.

Hải quân Trung Quốc sử dụng tàu dân sự theo nhiều cách. Một cách là sử dụng lực lượng dân quân điều khiển tàu cá. Cách khác là phối hợp hoạt động với các nhóm thực thi pháp luật hàng hải như lực lượng Hải tuần, Hải cảnh, Kiểm ngư... Đặc biệt trong số đó là Lực lượng Hải tuần Trung Quốc, thuộc Bộ Nông nghiệp nước này. Lực lượng này thực thi lệnh cấm đánh bắt cá và thường xuyên hoạt động trong vùng biển tranh chấp.

Tờ New York Times trích dẫn lời ông Bernard D. Cole, cựu sĩ quan Hải quân Mỹ, cũng là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Mỹ cho biết, một số "cán bộ thuỷ sản" Trung Quốc hiện nay luôn có mặt trên tàu hải cảnh, mặc quân phục và mang theo vũ khí.

Hải quân Trung Quốc không bình luận gì về kết luận này. Một quan chức tại trụ sở văn phòng thủy sản ở Bắc Kinh cho biết, tàu thủy sản là để "phục vụ mục đích thực thi pháp luật hành chính" và rằng họ không liên quan đến quân đội Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo ngư dân nước này cùng với ý kiến của các quan chức Trung Quốc thì Hải quân Trung Quốc đang cố gắng đạt "hiệu quả hơn trong việc tổ chức lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc, dựa trên các đội tàu đánh bắt khác nhau", ông Cole nói, "Các lực lượng dân quân hàng hải hoạt động rất mạnh mẽ”.

Theo tờ New York Times, các báo cáo của Lầu Năm Góc có lưu ý đến hoạt động của các tàu cá dân sự loại này. Ví như tháng 5/2008, hai tàu chiến Trung Quốc đã được cung cấp đạn dược và nhiên liệu tại một địa điểm được chỉ định ở tỉnh Chiết Giang bởi các tàu cá do lực lượng dân quân hải quân điều khiển.

Có rất nhiều lần, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã va chạm với các tàu cá Trung Quốc. Phía Nhật Bản đã đưa ra bằng chứng cho thấy, các tàu cá dân sự Trung Quốc đã cố tình đâm vào các tàu bảo vệ bờ biển của Nhật Bản. Sự việc thường xảy ra quanh khu vực quần đảo Senkaku, nơi Nhật Bản đang quản lý nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Các tàu tuần tra Nhật Bản thường xuyên phải xua đuổi các tàu Trung Quốc ra khỏi khu vực này.

Hoạt động của tàu cá dân sự Trung Quốc gia tăng trong những năm gần đây, kể từ khi Bắc Kinh có những tuyên bố táo tợn về chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Không chỉ cho phép, thậm chí Trung Quốc còn khuyến khích ngư dân cố tình đi vào các vùng biển tranh chấp và các vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của quốc gia khác.

Gần đây nhất, khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, Trung Quốc đã khuyến khích đưa tàu cá dân sự bao quanh lấy giàn khoan này. Hành động này nhằm ngăn cản các tàu kiểm ngư của Việt Nam thực thi pháp luật, cố tình làm căng thẳng hơn tình hình trên Biển Đông.

Tờ New York Times cũng đã nêu các sự việc điển hình xảy ra đối với các hoạt động của tàu Mỹ. Vào ngày 4/3/2010, tàu Victorious của Mỹ đã bị tàu tuần tra thuỷ sản Trung Quốc chặn đường trong vùng biển Hoàng Hải. Ngày hôm sau, 12 chiếc máy bay giám sát hàng hải đã bay vòng tròn trên con tàu này. Bốn ngày sau, Impeccable, một tàu khảo sát của Mỹ ở ngoài khơi Biển Đông, cũng đã bị 5 tàu Trung Quốc quấy phá, 4 trong số đó là tàu dân sự.

"Bắc Kinh đã chứng minh ý chí của mình trong việc sử dụng khả năng quân sự và dân sự để bảo vệ những gì họ coi chủ quyền của họ", vị cựu Tuỳ viên quân sự Mỹ ở Trung Quốc nói.


Phan Sương (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !