G7 sẵn sàng cùng ASEAN đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông?

Hội nghị ngoại trưởng G7 đã ra tuyên bố về an ninh hàng hải, kêu gọi sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm đảm bảo tự do, an ninh hàng hải và và chống lại các hành động đơn phương khiêu khích của TQ.
G7 sẵn sàng cùng ASEAN đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông? - ảnh 1

Hội nghị ngoại trưởng G7 diễn ra ở thành phố Lubeck (Đức)

Viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Trung tâm nghiên cứu Chennai (Ấn Độ) vừa đăng bài viết của Tiến sĩ Rajaram Panda - nguyên chuyên viên nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng và hiện là nhà nghiên cứu độc lập về các vấn đề an ninh và chiến lược - đánh giá về ý nghĩa của Tuyên bố hàng hải được đưa ra tại Hội nghị ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và những thách thức từ Trung Quốc, cũng như vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông. 

Hội nghị ngoại trưởng G7 diễn ra ở thành phố Lubeck (Đức) đã tạo bước ngoặt lịch sử khi đưa ra tuyên bố về an ninh hàng hải, kêu gọi sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm đảm bảo tự do, an ninh hàng hải và chống lại các hành động đơn phương khiêu khích của bất kỳ quốc gia nào. Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của Mỹ, Nhật Bản và châu Âu trong việc duy trì hòa bình, đảm bảo an ninh hàng hải quốc tế. Đây rõ ràng là một thông điệp tinh tế gửi đến Trung Quốc.

Thông thường Hội nghị bộ trưởng G7 tập trung thảo luận các vấn đề kinh tế, tuy nhiên hội nghị năm nay đã ra tuyên bố về an ninh hàng hải liên quan đến tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử gần 40 năm của nhóm G7. Ngoại trưởng các nước Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, Mỹ và các đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) đã tái khẳng định cam kết đảm bảo tự do hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Tuyên bố của G7 đã nhấn mạnh rằng việc chia sẻ các quan ngại về tình trạng hiện nay ở châu Á là rất quan trọng không chỉ đối với Nhật Bản (hiện dang có tranh chấp về chủ quyền quần đảo Senkaku / Điếu Ngư) và Mỹ, mà còn là các quốc gia châu Âu do số lượng lớn thương mại quốc tế được thực hiện thông qua vận chuyển hàng hải và vấn đề an ninh hàng hải là một điều kiện tiên quyết cho đảm bảo tự do của các hoạt động kinh tế. Phát triển và khai thác các quyền và lợi ích hàng hải phải được tiến hành theo hướng hợp tác giữa các quốc gia và trên cơ sở các quy tắc luật pháp quốc tế.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ lo ngại về tình trạng gia tăng các tranh chấp tại Biển Đông gần đây và công khai nói rằng Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh vượt trội của mình để gây sức ép đối với các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực. Tuyên bố của ông Obama được đưa ra sau khi Bắc Kinh công khai tuyên bố kế hoạch xây dựng và cải tạo các đảo tại Biển Đông ngày 9/4/2015.

Theo tờ IHS Jane's Defence Weekly, Trung Quốc đang "lén lút" và nhanh chóng xây dựng đường băng đầu tiên trên một hòn đảo nhân tạo ở vùng tranh chấp Biển Đông, có khả năng hạ cánh máy bay quân sự cỡ lớn.

G7 sẵn sàng cùng ASEAN đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông? - ảnh 2

Trung Quốc đang hối hả xây dựng các công trình phi pháp trên bãi Gạc Ma chiếm đoạt của Việt Nam từ năm 1988.

Hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 23/3/2015 cho thấy các công trình đang được xây dựng trên nền đất cải tạo ở đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, trong đó có phần đường băng đã được trải nhựa ở phía Đông Bắc và các khu vực xung quanh đang được mở rộng mặt bằng. Với chiều dài có thể lên đến 3.000m, đây là đường băng thích hợp cho mục đích quân sự khi so sánh với các đường băng quân sự thường dài từ 2.700 - 4.000m trên đất liền.

Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng việc xây dựng, cải tạo các đảo này sẽ góp phần cải thiện khả năng tiếp tế nhiên liệu và hậu cần của Trung Quốc ở khu vực phía Nam Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang cải tạo các đảo để xây dựng hải cảng cho các tàu quân sự neo đậu.

Tuyên bố của G7 phản đối mọi hành động đơn phương gây căng thẳng cho khu vực, bao gồm cải tạo đất trên diện rộng, làm thay đổi hiện trạng khu vực Biển Đông của Trung Quốc thời gian qua. Bên cạnh đó, G7 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các thỏa thuận hay các công cụ giải quyết tranh chấp khu vực, kêu gọi đẩy nhanh việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC), trong khi ủng hộ mạnh mẽ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)... Tuyên bố chung cũng kêu gọi tất cả các bên để thúc đẩy đàm phán về COC và nhất trí một hội nghị cấp cao G7 về an ninh hàng hải sẽ được tổ chức vào cuối năm 2015.

ASEAN cũng có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông. Các thành viên ASEAN cần tăng cường đoàn kết và hợp tác với các cường quóc và bạn bè thế giới như Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ thông qua các cuộc tập trận chung, tăng cường giám sát hàng hải, chia sẻ thông tin và các cách thức tăng cường hợp tác khác. Cả Việt Nam và Philippines đã chứng kiến các hành vi ngang ngược, hiếu chiến của Trung Quốc trong những năm qua như vụ giàn khoan trong khu vực thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sử dụng vòi rồng bắn vào tàu cá Việt Nam, Philippines đang chờ đợi một quyết định tích cực của Tòa án Trọng tài quốc tế tại La Hay trong tranh chấp với Trung Quốc.

Hơn nữa, việc sớm tuyên bố hình thành Cộng đồng ASEAN vào 31/12/2015 là  cơ hội tốt để ASEAN tăng cường đoàn kết và củng cố sức mạnh để giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông và đối phó với các mối đe dọa và thách thức từ Trung Quốc.

T.P (Tổng hợp)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !