Đức: Việc hiện đại hóa quân đội vẫn ‘dậm chân tại chỗ’

Quân đội Đức hiện đại đến nay vẫn là một điều còn quá xa vời. Trong một thời gian rất dài, quân đội Đức đã không còn có năng lực tác chiến như trong giai đoạn sau khi Đông Đức và Tây Đức thống nhất.

Đặc biệt, trước đây Quân đội Nhân dân Quốc gia (NPA) của Cộng hòa Dân chủ Đức là lực lượng mạnh nhất trong toàn khối Hiệp ước Warsaw, nếu không tính đến Quân đội Liên Xô.

Gần đây, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố rằng có ý định biến quân đội Đức thành lực lượng quân đội Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) “thông thường” (phi hạt nhân) mạnh nhất ở châu Âu.

Để hiện thực hóa quyết tâm này, ông Scholz công bố kế hoạch sẽ huy động tới 100 tỉ Euro để chi cho việc tái trang bị cho quân đội, giúp Đức lấy lại sức mạnh quân sự trước đây.

Quốc hội Đức thông qua đề xuất ngân quỹ 100 tỉ Euro cho chương trình hiện đại hóa quân đội quốc gia. (Ảnh: AP)

Tuy nhiên, Financial Times nhận định quá trình hiện đại hóa quân đội Đức vẫn đang “dậm chân tại chỗ”. Theo đó, gần như không có khoản nào trong số hàng trăm tỉ Euro bổ sung được Thủ tướng Scholz công bố vào tháng 2/2022 giải ngân. Về vấn đề này, các chính trị gia đối lập của Đức đang chỉ trích các tuyên bố của Thủ tướng Scholz chỉ là “những lời sáo rỗng”. 

Friedrich Merz, người đứng đầu phe đối lập và là lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức (CDU), thẳng thừng tuyên bố rằng Thủ tướng Scholz đã thất hứa với Quốc hội Đức và đặc biệt là với quân đội Đức.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI), ngân sách quốc phòng của Đức năm 2021 là 46,9 tỉ Euro. Để đáp ứng chi tiêu mục tiêu của NATO (2% GDP), ngân sách quốc phòng của Đức vào năm 2022 phải là 75,5 tỉ Euro.

Với những khoản chi như vậy, Đức sẽ trở thành quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc về chi tiêu quân sự tuyệt đối. Nhưng những “kỷ lục” như vậy khó có thể đạt được trong giai đoạn hiện nay.

Thủ tướng Olaf Scholz và các binh sĩ Đức. (Ảnh: AP)

Khoản ngân sách bổ sung cho quân đội Đức, với số tiền 100 tỉ Euro, mặc dù chính thức được đưa vào quy định, nhưng thực tế không xác định được các mục tiêu cụ thể.

Nguồn tiền này được dùng để mua các máy bay chiến đấu, hệ thống phòng không và tàu chiến mới. Tuy nhiên, nguồn tiền bổ sung sẽ không đủ để trang trải những nhu cầu này do tình trạng lạm phát.

Điều thú vị là song song với việc thành lập một quỹ đặc biệt, chính quyền Đức đã không tăng ngân sách cơ bản cho quân đội. Số tiền này là cần thiết để đáp ứng các nhu cầu hiện tại của quân đội Đức, chẳng hạn như mua đạn dược.

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christina Lambrecht đã yêu cầu 20 tỷ Euro để mua đạn pháo. Hóa ra, kho vũ khí của Đức đang trống rỗng. Tuy nhiên, yêu cầu từ Bộ Quốc phòng Đức đã bị Bộ Tài chính từ chối.

Thậm chí, yêu cầu mua sắm các hệ thống pháo tự hành PzH 2000 155 mm để thay thế những thiết bị đã được chuyển giao cho Ukraine còn chưa được thông qua. Do đó, về bản chất quá trình hiện đại hóa quân đội Đức đang trong thế bế tắc.

Một nhà ngoại giao NATO giấu tên khi trao đổi với Financial Times đã chia sẻ việc củng cố sức mạnh của quân đội Đức vẫn chưa có được sự “khác biệt về logic chiến lược”.

Phần lớn trong khoản ngân sách 100 tỉ Euro đáng lẽ ra cần được sử dụng để mua sắm các vũ khí, thiết bị chiến lược, chẳng hạn như máy bay chiến đấu F-35 và tàu ngầm. Thay vào đó, chính quyền Đức đang cố gắng chi tiền cho những thứ thông thường như trạm liên lạc, đạn dược và đồng phục cho binh lính.

Hạ Thảo (lược dịch)

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !