Đưa con đi cấp cứu vì uống oresol khi mắc Covid-19, sử dụng đúng như thế nào?

Thấy con sốt cao kèm đau bụng, tiêu chảy lại không ăn uống được gì nên bà mẹ đã pha oresol đậm đặc cho con uống, kết quả bé bị nặng hơn vì tăng natri máu.

Chị Vũ Thị Lâm (Hà Nội) chưa thể nào quên khoảnh khắc con gái 6 tuổi co giật do sử dụng oresol sai cách.

Chị Lâm kể ngày 3/3, con chị test dương tính với Covid-19. Khi mắc Covid-19, ban đầu bé có triệu chứng ớn lạnh sau đó bắt đầu sốt cao. Bé không ăn và đến ngày hôm sau kèm theo đau bụng với tiêu chảy.

Vì sốt cao, tiêu chảy chị Lâm sợ con mất nước nên mua oresol bù điện giải cho con uống. Nhưng oresol khó uống nên chị đã pha đậm đặc với hi vọng con uống 1 ít cũng được thay vì pha đúng tỷ lệ 1 gói/1,5 lít nước như hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sau khi bù điện giải cả ngày thì bé chuyển qua co giật, các ngón tay co lại. Bình thường con chị không có tiền sử co giật. Hai vợ chồng vội vàng đưa vào cấp cứu tại 1 bệnh viện tư gần nhà. Bác sĩ cho xét nghiệm máu thấy nồng độ natri máu tăng cao.

Lúc này, mẹ của bé mới nói con bị Covid-19 và gia đình bù điện giải bằng oresol và cho bé uống với nồng độ đậm đặc vì nghĩ uống được ít thì cũng đủ điện giải được bù vào.

Mắc Covid-19 xong có cần đi làm các xét nghiệm?

Mắc Covid-19 xong có cần đi làm các xét nghiệm?

Hiện nay nhiều cơ sở quảng cáo gói xét nghiệm hậu Covid-19 có giá từ vài trăm nghìn tới vài triệu đồng/người bệnh.

Theo PGS DS Nguyễn Hữu Đức – Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM với người bị sốt, tiêu chảy gây mất nước, rối loạn điện giải vì vậy phải bù điện giải ngay và cách bù điện giải nhanh nhất, đơn giản nhất là sử dụng oresol.

Vì vậy, trong điều trị Covid-19 các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh nên bù điện giải khi sốt cao, nôn nói, tiêu chảy. Nhưng oresol dù không phải là thuốc đặc trị vẫn cần sử dụng đúng khuyến cáo.

{keywords}
Ảnh minh hoạ.

Nhiều người thấy oresol khó uống nên nghĩ pha đậm đặc nhắm mắt uống cho đủ điện giải nhưng đây là sai lầm vì sẽ khiến cho cơ thể nạp quá nhiều muối (natri) từ oresol vào cơ thể, khiến lượng muối trong máu tăng cao.

Nguy hiểm hơn, hàm lượng muối trong máu quá cao còn có thể gây ra các triệu chứng như: co giật, hôn mê và dẫn đến các tổn thương não nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
 
Khi dùng quá loãng sẽ làm giảm hiệu quả bù nước cũng như điện giải của oresol. Vì vậy khi sử dụng oresol phải pha theo đúng tỷ lệ một gói trong một lít nước, vì pha loãng muối quá sẽ bù nước không đủ, pha loãng đường quá sẽ kém hấp thu, còn đặc quá đối với trẻ sẽ không tốt: thừa muối gây nguy hiểm, thừa đường làm tiêu chảy nhiều hơn.
 
Có các quy cách đóng gói oresol phổ biến, đó là loại pha trong 200mL, 250mL hoặc một lít nước. Cần sử dụng dụng cụ đong đo chính xác và tuyệt đối không tự ý tăng giảm lượng nước.

Những lưu ý khi pha oresol:

Thứ nhất, một gói thuốc chỉ pha chế một lần với đúng lượng nước ghi trên nhãn, không được chia nhỏ gói thuốc cho nhiều lần pha vì sẽ không chính xác.

Thứ hai, dùng nước tinh khiết là tốt nhất để pha oresol. Không nên pha oresol bằng nước khoáng, đặc biệt là các loại nước khoáng bổ sung có hàm lượng khoáng chất cao.

Không được pha oresol bằng sữa, nước ngọt, nước trái cây, canh, súp hay bất kì loại nước nào khác, không được cho thêm đường để trẻ em dễ uống.

Thứ ba, không được đun sôi dung dịch oresol. Nếu pha bằng nước đun sôi để nguội, phải chờ nước nguội hẳn mới thực hiện quá trình pha chế.

Thứ tư, nên sử dụng dung dịch oresol ngay sau khi pha. Nếu không sử dụng hết, có thể bảo quản dung dịch oresol trong tủ lạnh, dùng trong vòng 24 giờ và lắc đều trước khi dùng. Nếu không thể bảo quản trong tủ lạnh, dung dịch oresol chỉ nên được sử dụng trong vòng 1 giờ sau khi pha.

Thứ năm, trẻ em 1-12 tuổi dùng khoảng 100-200mL sau mỗi lần nôn, tiêu chảy. Trẻ trên 12 tuổi và người lớn nên sử dụng oresol đến khi hết khát và thuyên giảm các triệu chứng mất nước, sau đó là 200 đến 400mL sau mỗi lần đi tiêu hoặc nôn.

Phương Thúy

Bác sĩ chỉ cách để cựu F0 ngủ ngon, sâu giấc hơn

Bác sĩ chỉ cách để cựu F0 ngủ ngon, sâu giấc hơn

Mất ngủ là ám ảnh của khá nhiều người khi mắc Covid-19 và sau khi khỏi bệnh, tình trạng khó ngủ, ngủ giấc ngắn, ảnh hưởng tới sức khoẻ, công việc. Dưới đây bác sĩ tư vấn giúp F0 cách dễ ngủ và ngủ ngon hơn hậu Covid-19

Trẻ mới khỏi Covid-19, có sợ tái nhiễm khi đi học hoặc bố mẹ là F0?

Trẻ mới khỏi Covid-19, có sợ tái nhiễm khi đi học hoặc bố mẹ là F0?

Nhiều phụ huynh lo lắng trẻ tái nhiễm khi con vừa âm tính đi học trở lại, tiếp xúc F0, hoặc trẻ đã âm tính sống cùng với bố mẹ vẫn đang dương tính liệu trẻ có tái dương?

Mất vị giác nửa năm, tái nhiễm Omicron đột nhiên lấy lại vị giác

Mất vị giác nửa năm, tái nhiễm Omicron đột nhiên lấy lại vị giác

Nhiều trường hợp chỉ tái nhiễm sau 2 tuần và đặc biệt có người mất vị giác cả nửa năm khi tái nhiễm lại tìm lại được vị giác.

 

Hai người bất ngờ hôn mê sâu sau bữa ăn trưa

Hai bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Đang cập nhật dữ liệu !