Những món ăn, bài thuốc trị mất ngủ cho cựu F0 cực đơn giản, dễ làm

Tình trạng mất ngủ xảy ra phổ biến ở người mắc bệnh Covid-19 thậm chí kéo dài tới 2, 3 tháng sau vẫn không điều trị dứt.

Theo BS Huỳnh Tấn Vũ – Trưởng đơn vị điều trị Ban ngày, BV Đại học Y Dược cơ sở 3, TP.HCM mất ngủ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người đó rất nhiều. Trong đợt dịch Covid-19 thì số người tìm tới bác sĩ than phiền bị mất ngủ kéo dài càng tăng lên.

Bệnh mất ngủ có thể đến với mọi người, mọi lứa tuổi trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Nếu chỉ bị mất ngủ một vài hôm thì cũng không quá nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài tình trạng mất ngủ thì đó là một vấn đề rất đáng lo ngại nócó thể trở thành mãn tính.

Bác sĩ Vũ gợi ý các bài thuốc trị mất ngủ mà các bạn có thể áp dụng ngay tại nhà mình:

Thứ nhất, tâm sen

Đây được xem là thần dược trị mất ngủ được lan truyền trong dân gian từ xưa đến nay với nhiều lợi ích mà tâm sen mang đến cho giấc ngủ của người sử dụng.

Theo y học cổ truyền, tâm sen với công dụng thanh tâm, hạ huyết áp, giữ cho tinh khí bền chặt, cầm máu… mà thường được dùng để trị mất ngủ, đau đầu hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh. Đồng thời, trong tâm sen có chứa alcaloid, flavonoid và acid amin - đây đều là các chất có lợi cho viện an định tinh thần, giúp tạo giấc ngủ ngon.

Cách dùng tâm sen rất đơn giản: dùng 3g tâm sen, cho vào ấm trà hãm trong 15 phút rồi rót ra ly uống bình thường như trà. Nên dùng nước tâm sen trong ngày để phát huy tác dụng tốt nhất và không qua hôm sau. Tâm sen có vị đắng thanh nhẹ nhờ đó giúp ổn định trạng thái tinh thần, giúp bạn dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ hơn.

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

Thứ hai, lá sen

Ngoài tâm sen, bạn còn có thể tận dụng lá sen để làm vị thuốc chữa mất ngủ cũng mang đến hiệu quả không thua kém đâu đấy. Lá sen hay còn được gọi là liên diệp, dùng ở dạng lá non hoặc lá bánh tẻ để trị bệnh mà chủ yếu là chứng mất ngủ rất an toàn.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy là sen có chứa chất Nuciferin có tác dụng an thần, giúp hạ huyết áp, giảm các triệu chứng đau đầu, ngừa rối loạn nhịp tim, giúp dây thần kinh được thư giãn. Ngoài ra, còn có alkaloid - chất giúp an định tinh thần khá tốt.

Để trị bệnh mất ngủ, người ta dùng từ 15 đến 20g lá sen sắc uống mỗi ngày mang đến hiệu quả rất tốt. Cách này chỉ được áp dụng cho người lớn thôi nhé.

Củ sen cũng có tác dụng dưỡng tâm an thần, có thể dùng củ sen nấu canh (hầm xương, nấu với thịt bằm) hoặc nấu chè.

Thứ ba, nhãn nhục hay gọi là long nhãn

Long nhãn trị mất ngủ, hồi hộp, hay quên. Long thường được nấu với hạt sen và táo đỏ. Những nguyên liệu này đều có tác dụng thư giãn thần kinh rất tốt. Nó có thể dùng để hỗ trợ cho người có trí nhớ kém và người thường xuyên mất ngủ.

Trái dâu tằm (tang thầm) cũng giúp trị mất ngủ: sử dụng dưới dạng sinh tố, dầm sữa chua,….

Ngoài ra, một số thực phẩm giúp làm tăng lượng serotonin và melatonin trong cơ thể như chuối, quả anh đào. Các loại ngũ cốc, các loại rau có màu xanh thẫm, bơ, trứng, sữa, thịt gà, thịt bò, trứng… là những thực phẩm rất giàu vitamin nhóm B, loại vitamin bổ trợ thần kinh rất hiệu quả.

Nhóm thực phẩm có chứa Tryptophan làm tăng nồng độ hormone serotonin trong não, giúp thần kinh trở nên thư giãn và giúp cơ thể chìm sâu trong giấc ngủ. Chuối, hạt sen, bí đỏ, các loại thịt gà, đậu phộng, …. là những thực phẩm có chứa hàm lượng khá lớn chất tryptophan.

Các loại thực phẩm giúp ngủ ngon thì có rất nhiều loại, trong bữa ăn thì nên chọn các loại thực phẩm trong nhóm này là được, không nên ăn thiên về một loại quá nhiều, nên đa dạng các món ăn trong nhóm giúp dễ ngủ là được.

Người bệnh mất ngủ lưu ý, không nên sử dụng các chất kích thích nicotin và caffeine (không chỉ có riêng trong cà phê mà còn chứa trong rất nhiều thực phẩm khác: sô cô la, các loại nước giải khát), … Lý do hàng đầu khiến cà phê được ưa chuộng chính là khả năng giúp tăng sự tỉnh táo, kéo người uống khỏi cơn buồn ngủ bằng cách tăng cường sản xuất adrenalin và ức chế các hormone gây buồn ngủ. Cơ chế ức chế giấc ngủ của nicotin cũng vậy.

Các loại đồ uống chứa cồn sẽ gây trở ngại cho cơ thể bước vào giai đoạn ngủ sâu. Chính vì lý do đó, rất nhiều người sau khi uống rượu ngủ ngáy khò khò nhưng ngày hôm sau tỉnh dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi, mất sức.

Khánh Chi  

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Đang cập nhật dữ liệu !