Đồn BP Đề Gi tuyên truyền cho ngư dân để bảo vệ chủ quyền, biển đảo

Đồn Biên phòng Đề Gi, BĐBP Bình Định quản lý địa bàn 6 xã tuyến biển của huyện Phù Cát gồm: Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Chánh, Cát Hải, Cát Tiến với 958 tàu cá, 5.130 lao động, trong đó có 466 tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ.

Cán bộ Đồn Biên phòng Đề Gi tuyên truyền pháp luật cho ngư dân (Ảnh báo Bình Định)

Là lực lượng nòng cốt, chuyên trách bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo, trong những năm qua, Đồn BP Đề Gi đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến ngư dân và nhân dân địa phương.

Đồn đã chủ động phối hợp cùng các lực lượng, ban, ngành, đoàn thể của 6 xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động ngư dân, người lao động chấp hành nghiêm quy định pháp luật, giúp người dân nâng cao ý thức giữ gìn môi trường, tài nguyên thiên nhiên biển, đảo.

Hằng tuần, đơn vị cử một Đội tuần tra trên biển, lên các tàu vận động ngư dân hạn chế việc tụ tập ăn uống, say rượu trên tàu, vận động ngư dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về biển đảo Việt Nam, các quy định của địa phương.

Ban đêm, đồn còn cử cán bộ, chiến sĩ đến các tàu yêu cầu chấp hành việc neo đậu đúng khoảng cách, tự quản lý số thuyền viên trên tàu, nhắc nhở kịp thời các hành vi vi phạm trật tự an ninh khi vào bờ, nghiêm cấm cờ bạc, rượu chè say sưa, xử lý nghiêm các hành vi gây rối an ninh trật tự trên biển.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Đề Gi không chỉ làm tốt công tác quản lý người, phương tiện khi đến địa bàn, mà còn thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biển, về an toàn hàng hải đến người dân; thường xuyên gặp gỡ, trao đổi thông tin về trật tự vùng biển với ngư dân; tổ chức họp dân, lắng nghe ý kiến của dân xung quanh vấn đề có liên quan đến an ninh, trật tự trong và ngoài địa bàn.

Đồn BP Đề Gi đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền vùng biển trên các phương tiện; hướng dẫn ngư dân viết cam kết không dùng các vật liệu, ngư cụ để đánh bắt, khai thác hải sản trái phép; không vi phạm vùng biển nước ngoài; không tham gia buôn lậu, tiếp tay, bao che cho buôn lậu, hoặc che giấu tội phạm...

Thông qua các buổi tuyên truyền pháp luật để hướng dẫn cho ngư dân khi đánh bắt hải sản trên biển, đặc biệt là khu vực nhạy cảm, vùng biển cấm khai thác; nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con về chủ quyền biên giới quốc gia, trong đó, chú trọng tuyên truyền Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển Việt Nam và Hiệp định về hợp tác nghề cá, các quy định khi hành nghề trên biển...

Với các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ thì ngư dân kịp thời cung cấp cho lực lượng BĐBP để xử lý. Ngoài ra, đơn vị còn chủ động lồng ghép việc tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo vào các hội nghị, các buổi sinh hoạt của các tổ chức quần chúng. Tính đến thời điểm này, huyện Phù Cát có 56 tổ “Đoàn kết trên biển” với 400 tàu thuyền và 3.300 lao động đánh bắt thủy sản trên biển.

Để tạo sức mạnh tổng hợp trong việc xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, Đồn BP Đề Gi đẩy mạnh ký kết liên tịch với các ngành, đoàn thể các xã ven biển (Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ...) góp phần thúc đẩy các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ các gia đình chính sách...

Cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Đồn BP Đề Gi đã tham mưu cho địa phương, các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ các chính sách ưu đãi về phát triển kinh tế biển của Nhà nước; tiếp tục củng cố, phát huy vai trò Tổ đoàn kết đánh bắt trên biển và hậu cần nghề cá; tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngư dân sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Theo Thượng tá Mai Văn Tin, Chính trị viên Đồn BP Đề Gi, để tạo điều kiện cho các xã ven biển phát triển kinh tế-xã hội, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương, Đồn BP Đề Gi xác định tiếp tục tổ chức quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới biển và đổi mới công tác vận động quần chúng, gắn bó mật thiết với dân, dựa vào dân và phát huy tinh thần cách mạng của quần chúng, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh tuyến biển.

Uyên Châu

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !