Đòn bẩy cho sản phẩm Việt vươn ra biển lớn

172 doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022.

Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình và là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho thương hiệu Việt Nam...

Các doanh nghiệp là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm mang thương hiệu Việt, hình thành các chuỗi liên kết giá trị, tạo dựng vị thế cho thương hiệu quốc gia Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đòn bẩy cho sản phẩm Việt

Theo ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó Chủ tịch, Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam đang tham gia tích cực và sâu rộng vào tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Chương trình không phải là giải thưởng mà việc lựa chọn các thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam chỉ là sự khởi đầu để các doanh nghiệp trở thành đối tác của Chương trình.

“Việc khẳng định vị thế của quốc gia trong nhận thức của cộng đồng quốc tế là một yêu cầu tất yếu, giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Để thành công, chúng ta cần xây dựng những thương hiệu sản phẩm có uy tín trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Nhà nước không làm thay cho doanh nghiệp, nhưng sẽ đứng ra bảo trợ cho các thương hiệu sản phẩm có chất lượng và uy tín nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tạo chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong nước, đẩy mạnh phát triển thương hiệu của mình ra thế giới”, ông Hải nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hải, chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam thể hiện rõ quyết tâm, điều hành hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp. Từ đó khẳng định vị trí, vai trò và những đóng góp quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thực tế, qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Chương trình đã góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò quan trọng của thương hiệu trong việc gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và khẳng định vị thế trên thị trường thông qua 3 tiêu chí “Chất lượng – Đổi mới, sáng tạo – Năng lực tiên phong”. Thông qua các hoạt động quảng bá và hỗ trợ doanh nghiệp, Chương trình đã tăng cường sự nhận biết đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt; tạo sự tin cậy, ưa thích của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với hàng hóa, dịch vụ và nhà sản xuất Việt Nam.

Ghi nhận sự nỗ lực của các doanh nghiệp

Quay lại giải thưởng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022, theo ông Hoàng Minh Chiến-Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương): Kỳ xét chọn sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia năm 2022 diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tình hình địa chính trị bất ổn trên thế giới đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Ban tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng, quan tâm tích cực của trên 1.000 doanh nghiệp trong cả nước nộp hồ sơ và đăng ký tham gia Chương trình. 

Được biết, qua hơn 9 tháng phát động và triển khai, ngày 29/9/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1977/QĐ-BCT công nhận 172 doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022. Điểm mới của các thương hiệu được công nhận đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022 theo ông Chiến là số lượng doanh nghiệp và số lượng sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tăng với tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay, tăng 48 doanh nghiệp so với năm 2020 (124 doanh nghiệp).

Đáng chú ý, số lượng các doanh nghiệp mới tham gia Chương trình có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam cũng tăng mạnh với 64 doanh nghiệp, chiếm 37,2% trên tổng số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả năm nay tiếp tục ghi nhận con số đáng tự hào, đó là 19 doanh nghiệp đã có 08 lần liên tiếp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam kể từ kỳ xét chọn đầu tiên năm 2008. Đặc biệt, trong số các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm nay đã xuất hiện thêm nhiều tên tuổi, thương hiệu nổi tiếng trên thị trường, như VAS Nghi Sơn, Nova Land, Bảo Việt, VNPT…

Về cơ cấu lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp trải dài trên 30 ngành hàng khác nhau, các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022 đến từ 35 tỉnh thành thuộc cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Những sản phẩm, dịch vụ còn mới mẻ như thanh toán điện tử, quản lý khách sạn, logistics… chứng tỏ hơn nhận thức của các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực về tầm quan trọng của thương hiệu đã được nâng cao.

Hải Việt

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !