Vợ 'Đường Nhuệ' bị giam vẫn trang điểm, sơn móng tay đỏ chót ra tòa, có bất thường không?
Luật nghiêm cấm bị cáo mang đồ dùng như cắt gọt, sơn sửa móng vào phòng giam. Vợ Đường Nhuệ trang điểm đẹp, làm móng nếu là do cán bộ quản giáo tạo điều kiện trang điểm cho trước khi ra tòa thì luật không cấm
Nguyễn Thị Dương hầu tòa sáng 17/11. |
Sáng 17/11, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa xét xử Nguyễn Xuân Đường (còn gọi là "Đường Nhuệ", 50 tuổi), Nguyễn Thị Dương (41 tuổi, vợ Đường) cùng 5 bị cáo về tội "Cưỡng đoạt tài sản" theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015.
Hình ảnh Nguyễn Thị Dương vui vẻ cười tươi, được trang điểm làm đẹp (tô son, sơn móng tay đỏ chót) khi bị dẫn giải đến tòa sáng nay lan truyền nhanh chóng, gây xôn xao.
Nhiều người đặt câu hỏi: "Phạm nhân Nguyễn Thị Dương, vợ “Đường Nhuệ” từ trại giam ra tòa mà móng tay sửa đẹp sơn đỏ, son môi đỏ chót, cười vui vẻ thế kia…, liệu có được quan tâm đặc biệt không?"
Vợ 'Đường Nhuệ' bị giam vẫn môi son, móng đỏ ra tòa: Lãnh đạo Công an Thái Bình lên tiếng
Thượng tá Vũ Mạnh Hà, Phó giám đốc Công an tỉnh Thái Bình nói sẽ cho kiểm tra việc Nguyễn Thị Dương lấy sơn móng, son ở đâu để trang điểm trước khi ra tòa. Ông Hà khẳng định, son môi hay vật dụng sơn sửa móng đều bị cấm đưa vào trại giam.
Hình ảnh Nguyễn Thị Dương được trang điểm kỹ, tươi cười giơ tay chào khi dẫn giải vào phòng xét xử thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. (Ảnh: Zing) |
Trao đổi với PV Infonet về nội dung này, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng VPLS Nguyễn Anh; người thường xuyên tiếp xúc với các phạm nhân và bảo vệ các bị can trong các vụ án hình sự) chia sẻ: “Điều 24 Luật thi hành tạm giữ tạm giam quy định việc quản lý đồ vật, tư trang, tiền, tài sản của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Theo quy định, người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam đồ dùng cần thiết cho cá nhân.
Về nguyên tắc, nghiêm cấm đưa vào cơ sở tạm giữ, tạm giam các vật dụng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng bản thân và người khác. Các vật dụng làm đẹp như hộp son, phấn, dụng cụ làm móng, lọ thuốc làm móng tay, chân... đều bị nghiêm cấm sử dụng cũng như đưa vào phòng giam, giữ.
Đồ vật, tư trang, tiền và tài sản khác của họ mang theo phải gửi lưu ký tại nơi quy định của cơ sở giam giữ hoặc ủy quyền cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ quản lý.
Bị can, bị cáo được sử dụng quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân, nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được cấp xà phòng, kem đánh răng; nếu là phụ nữ thì được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho việc vệ sinh.
Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe hay làm đẹp là nhu cầu tất yếu của phụ nữ; nhưng đối với các nữ bị can, bị cáo thì sẽ phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật trong quá trình tạm giữ, tạm giam.
"Việc Nguyễn Thị Dương được trang điểm làm đẹp trước khi ra tòa xét xử có thể là do cán bộ nữ quản giáo tạo điều kiện để bị cáo có tâm lý ổn định trước phiên tòa và gặp gia đình.
Có thể cán bộ nữ đã trang điểm cho bị cáo, điều này pháp luật cũng không cấm.
Không được phép cho bị cáo mang các đồ dùng này (như dụng cụ cắt gọt móng, sơn sửa móng tay chân) vào phòng giam, vì bị nghiêm cấm", luật sư Nguyễn Anh Thơm nêu quan điểm.
Luật sư cho biết thêm, đối với bị cáo bị tạm giam, khi đưa ra xét xử thì trang phục quần áo theo quy định của Trại tam giam; đầu tóc phải đảm bảo gọn gàng, nghiêm túc…
Án chồng án, vợ chồng Đường 'Nhuệ' sẽ phải ngồi tù tối đa bao nhiêu năm?
Sau hơn một năm bị bắt, Đường "Nhuệ" đã phải ra trước vành móng ngựa không ít lần. Nhiều người đặt câu hỏi: “Theo quy định về tổng hợp hình phạt, vợ chồng Đường “Nhuệ” sẽ phải ngồi tù tối đa bao nhiêu năm?
Sông Yên