Đối phó với Trung Quốc, không thể dùng giải pháp tình thế

Thời gian gần đây, Trung Quốc đưa 32 tàu cá cỡ lớn xuống ngư trường Trường Sa, đưa giàn khoan “khủng” xuống Biển Đông và ra lệnh cấm đánh bắt cá trái phép.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM


Trung Quốc đang ngày càng hung hăng gây chiến trên khắp châu Á
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối những hành động của Trung Quốc.

Dưới đây là bài phân tích về những động thái trên của Trung Quốc trên Biển Đông và những kiến nghị của TS Trần Công Trục về vấn đề này.

“Nói không đi đôi với làm”, có nên tin?

Phải nói rằng, từ sau Hội nghị tư vấn lần thứ 18, diễn ra tại Bắc Kinh, các phương tiện thông tin  nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã thể hiện  thiện chí muốn xúc tiến  đàm phán với ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử (COC), vì có những tuyên bố ngoại giao; trong đó, có việc Trung Quốc chủ động đưa ra rất nhiều giải pháp cụ thể, như thiết lập diễn đàn đàm phán cấp chuyên viên, tổ chức những cuộc họp đặc biệt…

Có được một giải pháp thiết thực để giải quyết vấn đề, không làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp, giữ được  hòa bình, ổn định… là tâm nguyện của bất cứ người Việt Nam nào, là mong mỏi của cộng đồng khu vực và quốc tế, trong tình hình căng thẳng đang ngày càng leo thang, mà theo đánh giá của dư luận thì có lúc đã “ở bên miệng hố chiến tranh, vượt khỏi tầm kiểm soát…”.

Nhưng, đối chiếu với các hành động của Trung Quốc đồng thời diễn ra trên thực địa, như việc kéo giàn khoan dầu khí khổng lồ ra Biển Đông, huy động một lực lượng tàu đánh cá 32 chiếc đi xuống ngư trường Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, ra lệnh cấm đánh bắt hải sản trong khu vực biển nằm trong yêu sách biên giới “lưỡi bò”, với sự yểm trợ của các tàu chiến, tiến hành sử dụng vòi rồng để xua đuổi tàu đánh cá của các nước khác, tổ chức các tua du lịch ra Hoàng Sa… thì  không thể không làm cho người ta nghi ngờ, nếu không muốn nói là quá thất vọng, trước những tuyên bố đầy “thiện chí” của Trung Quốc.

Đối phó với Trung Quốc, không thể dùng giải pháp tình thế - ảnh 1
Trung Quốc loan tin dùng vòi rồng uy hiếp tàu cá nước ngoài tại vùng biển Trường Sa

Rõ ràng là tất cả những tuyên bố ngoại giao của Trung Quốc vừa qua có thể nói chỉ là sách lược, là thủ thuật nhằm đánh lừa dư luận, làm mê hoặc những ai còn “nhẹ dạ cả tin” đối với những tuyên bố đầy “thiện chí” mà trong thực tế họ đã từng vận dụng khá thành công. Chính những hàng động trên thực địa  mới phản ánh đúng bản chất của chủ trương nhất quán của họ.

BÀI MỚI VỀ TRƯỜNG SA, HOÀNG SA
Cần công nhận ngư dân hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa là liệt sĩ

Sẽ kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm trái phép

Trung Quốc từng luôn thừa nhận “Hoàng Sa là của Việt Nam”

Nhà Nguyễn thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa ra sao?

"Việt Nam nên đưa triển lãm về Hoàng Sa ra thế giới!"
Trong lúc này, bằng các động thái đó, họ đang tranh thủ thực hiện chiến thuật gây sức ép buộc các nước ASEAN, trước khi  xúc tiến đàm phán về COC, phải chấp nhận yêu sách “lưỡi bò” phi lý mà họ đã chính thức công bố trước bàn dân thiên hạ, như là một điều kiện tiên quyết. Nghĩa là yêu sách đó phải  trở thành hiện thực, tạo ra vùng chồng lấn, vùng tranh chấp, để thực hiện chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác”, để Trung Quốc có “quyền” tiến hành đơn phương thăm dò khai thác tài nguyên, nếu các bên không đồng ý “cùng khai thác”… Đó mới là mấu chốt của vấn đề. Trước mắt, có thể Trung Quốc đồng ý xúc tiến tiến trình đàm phán ở cấp chuyên gia về COC, nhưng nội dung của COC có được thông qua hay không hoàn toàn phụ thuộc vào điều “mấu chốt” này.

Nếu như các nước không đồng ý thì Trung Quốc sẽ tiếp tục bất chấp sự thật, bất luật pháp quốc tế và lợi ích chính đáng của các quốc gia liên quan trong khu vực, triển khai thực hiện chủ trương chiến lược trên Biển Đông nhằm bảo vệ “lợi ích cốt lõi”, bằng bất kỳ giá nào… Đấy chính là kịch bản mà Trung Quốc đã và đang dựng lên và  sẽ không bao giờ lùi bước. Rõ ràng là, mặc dù chúng ta có thiện chí, rất  hy vọng, mong mỏi và đang nỗ lực bằng mọi cách để cho tiến trình đàm phán COC có thể nhanh chóng đi vào đúng nội dung thực chất. Tuy nhiên, không vì thế mà mơ hồ, mất cảnh giác trước những  những tuyên bố ngoại giao, có tính chất  sách lược nói trên của Trung Quốc.

Đối phó với Trung Quốc, không thể dùng giải pháp tình thế

Những thông tin do Trung Quốc chủ động tung lên trên các phương tiện thông tin phải chăng chỉ là “đòn gió”, nhằm  mục đích hù dọa, răn đe, gây sức ép trước khi ngồi vào đàm phán COC?  

Đây là một băn khoăn rất thực tế. Bởi vì, người ta cho rằng tại sao những hoạt động rầm rộ, trắng trợn như vậy mà những lực lượng làm nhiệm vụ trên biển của Việt Nam, kể cả một số nước khác trong khu vực và quốc tế, lại  không hề hay biết gì?...

Các lực lượng chuyên trách và cơ quan quản lý liên quan nên quan tâm giải đáp thắc mắc này. Tuy nhiên, theo tôi, qua những diễn biến trên thực tế có liên quan đên những động thái của Trung Quốc thời gian qua, thì có thể khẳng định rằng đấy không phải là “đòn gió”, mà hoàn toàn  là những “đòn thật”.

Quy hoạch phát triển hải dương 5 năm lần thứ 12 do Cơ quan quản lý biển cấp bộ của Trung Quốc vừa  được công bố gần đây trước khi diễn ra một loạt các động thái này có lẽ đã là đáp án khá chuẩn xác rồi!
Đối phó với Trung Quốc, không thể dùng giải pháp tình thế - ảnh 2
Tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam

Thêm nữa, theo tôi, mục đích khác của việc chủ động  đưa thông tin về  những hành động này, có lẽ còn nhằm vào mục đích đối nội , khi mà hầu hết người dân Trung Quốc đã bị mê hoặc, áp đặt  rằng  Trung Quốc hoàn toàn có chủ quyền, lợi ích cốt lõi trên toàn bộ Biển Đông; nhưng hiện nay đang bị các nước khác “vơ vét”, “chiếm đoạt”, nên cần phải kiên quyết, nhanh chóng thu hồi lại.

BÀI LIÊN QUAN
Trung Quốc chỉ có chứng lý nguỵ tạo của kẻ mạnh!
Trung Quốc muốn "quấy phá” ngư trường Trường Sa của Việt Nam
Cho nên vấn đề quan trọng ở đây không chỉ là đối phó với Trung Quốc trong từng vụ việc. Chúng ta phải đầu tư cơ bản lâu dài trên nhiều lĩnh vực, trước hết  là phải đầu tư nhiều hơn nữa  cho các lực lượng tuần tra kiểm soát, hoạt động  trên các vùng  biển  thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của chúng ta.

Nếu chúng ta không thống nhất chỉ huy, không có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết, chúng ta sẽ không có khả năng phát hiện, thu thập thông tin chuẩn xác để chỉ đạo, phản ứng  kịp thời , kể cả trên phương diện ngoại giao và mặt trận  tuyên truyền, chưa nói đến  việc cần phải tiến hành thực hiện kịp thời, đầy đủ  những thủ tục pháp lý nhằm  xác định tội danh theo quy định của pháp luật….

Như vậy, để có thể giám sát, thu thập , xác định và  truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời và chuẩn xác, ta nên thành lập Cơ quan quản lý tập trung thống nhất. Nên đặt các lực lượng làm nhiệm vụ chấp pháp trên biển dưới sự chỉ đạo, chỉ huy, điều phối trực tiếp của Cơ quan này. Đó có lẽ là một trong những  giải pháp cơ bản  lâu dài, cần  làm ngay. Đối phó với Trung Quốc, chúng ta không thể dùng giải pháp tình thế, bị động chạy theo từng vụ việc…

Hồng Chuyên (ghi theo lời TS Trần Công Trục)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !