Điều tra cơ bản tài nguyên môi trường đảo, cụm đảo nhằm phát triển kinh tế biển

Mục tiêu của dự án là điều tra, đánh giá bổ sung tài nguyên nước của một số đảo và cụm đảo Việt Nam nhằm tạo điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế đảo, kết nối các đảo với đất liền và bảo vệ vững chắc vùng biển của Tổ quốc.

Ngày 21/12, tại TP Hải Phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng UBND TP Hải Phòng đã tổ chức Hội thảo Đánh giá kết quả thực hiện Dự án Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường một số hải đảo, cụm đảo lớn, quan trọng phục vụ phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền lãnh hải.

Tham dự  có ông Nguyễn Linh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Phạm Văn Hà, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng; ông Nguyễn Thạch Đăng, Cục trưởng Cục Quản lý điều tra cơ bản biển và hải đảo, Phó trưởng Ban chỉ đạo Dự án; Đại diện các địa phương: Kiên Giang, Cà Mau, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng; nhà khoa học và các đơn vị liên quan.

Mục tiêu của dự án là điều tra, đánh giá bổ sung tài nguyên nước của một số đảo và cụm đảo Việt Nam nhằm tạo điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế đảo, kết nối các đảo với đất liền và bảo vệ vững chắc vùng biển của Tổ quốc.

Dự án được chủ trì bởi Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện, cùng sự tham gia phối hợp của các cơ quan: Ủy ban Nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, Ủy Ban nhân dân; Ban chỉ huy quân sự các huyện, có đảo thực hiện trong dự án và các ban ngành khác có liên quan.

Mục tiêu của dự án là điều tra, đánh giá bổ sung tài nguyên nước của một số đảo và cụm đảo Việt Nam nhằm tạo điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế đảo, kết nối các đảo với đất liền và bảo vệ vững chắc vùng biển của Tổ quốc. Trong đó mục tiêu cụ thể là đánh giá được chi tiết đặc điểm phân bố, trữ lượng, chất lượng tài nguyên nước, làm cơ sở cho việc lập quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững và bảo vệ tài nguyên nước ở một số đảo và cụm đảo Việt Nam, tạo lập các thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước dưới đất làm cơ sở xây dựng một số công trình cấp nước phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam. 

Trên cơ sở những tiêu chí của dự án, 4 đảo, cụm đảo lớn được lựa chọn điều tra gồm: Cụm đảo Cô Tô và Vĩnh Thực, cụm đảo Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh, huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng và đảo Hòn Khoai thuộc tỉnh Cà Mau. Dự án đã tiến hành điều tra hệ thống suối, hồ, đập chứa nước trên các đảo, lượng nước mưa, khả năng cung cấp, lưu trữ và bổ cập nhân tạo, các tầng chứa nước, cách nước chủ yếu, điểm lộ, giếng đào, lớp phủ thực vật và các hoạt động ảnh hưởng đến tài nguyên nước dưới đất…

Sau 5 năm triển khai thực hiện, Dự án hoàn thành khối lượng công việc theo đề cương được phê duyệt và đạt kết quả tốt, có những đóng góp mới với nhiều giá trị nổi bật được ghi nhận. Các Dự án thành phần huy động và sử dụng tối đa năng lực thiết bị nghiên cứu hiện có, nguồn nhân lực trình độ cao ở các cơ quan, đơn vị phục vụ, từng bước nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật trong công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển.

Lần đầu tiên, một hệ thống cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường tại 9 đảo, cụm đảo có tính đồng bộ, tin cây đã được xây dựng, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý tài nguyên biển, phục vụ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường nhằm phát triển bền vững kinh tế, giữ vững chủ quyền biển, đảo.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc ghi nhận nỗ lực hoàn thành Dự án của Ban Chỉ đạo, đánh giá cao những kết quả đã đạt được, đồng thời cho biết: Sau 5 năm thực hiện, Dự án đến nay đã cơ bản hoàn thành. Trong quá trình thực hiện Dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được sự phối hợp tích cực từ UBND các tỉnh, thành phố có đảo. Các kết quả của Dự án sẽ sớm được chuyển giao cho các địa phương có biển để khai thác, sử dụng. Có thể nói Dự án là một bước chuyển biến lớn trong nhận thức và đầu tư trong công tác điều ra cơ bản tài nguyên, môi trường biển của nước ta.

Minh Thư

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !