Điều chưa biết về ông bố cho con rời khỏi ngôi trường danh giá nhất HN

Anh Phan Quang Minh vừa làm xong thủ tục rút học bạ cho con gái Phan Hà Anh Thơ tại trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam và quyết định cho con vào TP. HCM tham gia dự án P336 Band với mong muốn con theo đuổi niềm đam mê ca hát.

Quyết định này của con gái Anh Thơ và sự đồng thuận của người bố Phan Quang Minh đã khiến nhiều phụ huynh bất ngờ, nhất là khi ngôi trường danh giá bậc nhất Hà Nội này là mơ ước của biết bao thế hệ học sinh.

PV báo Infonet đã có cuộc trò chuyện cùng anh Phan Quang Minh về quá trình đồng hành cùng con gái.

Điều chưa biết về ông bố cho con rời khỏi ngôi trường danh giá nhất HN - ảnh 1

Anh Quang Minh cùng con gái Anh Thơ

Khi con gái quyết định rời khỏi trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (AMS), anh suy nghĩ thế nào về việc này? Tại sao anh lại ủng hộ việc con rời khỏi AMS?

Anh Phan Quang Minh:  Phan Hà Anh Thơ – con gái tôi - quyết định rời khỏi trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam bắt nguồn từ việc cháu được mời tham dự Dự án đào tạo nhóm nghệ sỹ toàn năng P336 (P36 Band).

Sau khi vượt qua vòng sơ khảo ở Hà Nội, cháu được vào TP Hồ Chí Minh tham dự vòng chung kết, và qua 2 tiết mục biểu diễn, cháu được Ban giám khảo đánh giá cao và lựa chọn tham gia vào Dự án này.

Dự án được thực hiện ở TP.Hồ Chí Minh, nên nếu tham gia, cháu phải chuyển vào sống và học tập tại đó, đồng nghĩa với việc rời bỏ trường Ams, ngôi trường danh giá và là mơ ước của nhiều học sinh.

Để có lựa chọn này, Anh Thơ và gia đình đã phải trải qua một thời gian cân nhắc, đắn đo, suy tính thiệt hơn. Và cuối cùng, trước niềm đam mê được cống hiến cho nghệ thuật của cháu, gia đình đã đồng ý khi không muốn bỏ qua một cơ hội có thể tiếp sức cho đam mê này của cháu.

Dự án P336 được tổ chức theo mô hình của Nhật và là lần đầu tiên ở Việt Nam, không chỉ đào tạo về hát, mà còn các thể loại nghệ thuật khác như múa vũ đạo, sáng tác, chơi nhạc cụ, diễn xuất, MC... Đây là một môi trường rất tốt cho Anh Thơ phát triển năng khiếu và đam mê của mình.

Suốt quá trình con nuôi dưỡng mơ ước đi du học tới việc con bước theo con đường nghệ thuật, anh đã đồng hành cùng con như thế nào?

Anh Phan Quang Minh: Anh Thơ có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ. Từ khi chưa biết chữ, cháu đã có thể hát Karaoke mà không nhìn vào màn hình với nhịp, tiết tấu, cao độ rất chuẩn, khả năng cảm thụ âm nhạc của cháu rất tốt.

Khi cháu mong muốn học đàn, tôi đã đăng ký và đưa đón cháu đi học lớp Piano của một trung tâm Yamaha trên phố Lý Quốc Sư. Đến cuối năm cấp 1, cháu tham dự casting và được lựa chọn làm MC cho chương trình Bạn trẻ bốn phương trên VTV6 trong suốt nhiều năm. Chương trình này được quay ở một Studio tận Cầu Giấy, khá xa nhà. Hàng tuần tôi vẫn chở cháu đến Studio để ghi hình.

Đến năm 2014, tôi có đăng ký cho cháu tham dự chương trình Giọng hát Việt nhí (The Voice Kids 2014). Tôi đã động viên và giúp cháu ghi lại một bài hát để gửi cho BTC. Sau khi xem clip đó, BTC đã mời cháu tham dự vòng sơ tuyển tại Vinhome Long Biên. Chở cháu qua đó, tôi và gia đình chỉ xác định là cho cháu một cơ hội để biểu diễn trước một ban giám khảo gồm các nghệ sỹ có tiếng và chuyên nghiệp. Tiết mục của cháu đã thuyết phục được BGK, cháu lại được mời vào TP Hồ Chí Minh tham dự vòng Giấu Mặt.

Tôi đã bỏ ra hơn tuần lễ để đồng hành cùng cháu trong kỳ thi này tại TP. Hồ Chí Minh, đi cùng cháu trong các buổi tập luyện với ban nhạc, ghi hình.

Khi về lại Hà Nội, tôi đã đăng ký cho cháu học với trung tâm Taca Emca của ca sỹ Thái Thuỳ Linh. Khoá học này, với sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô, được đi hát thực tế ở một số sân khấu, cháu đã tiến bộ rất nhiều. Và tôi cũng luôn là người đồng hành cùng con trong các buổi luyện tập đó.

Rồi đến Dự án P336, BTC chủ động liên lạc với tôi, tôi cũng đã động viên cháu tham gia, dù lúc đó cháu mới thi đỗ vào trường Ams, bận rộn rất nhiều, từ việc học hành đến tham gia các CLB nghệ thuật của trường. 

Sau khi được lựa chọn vào vòng chung kết tại TP. Hồ Chí Minh, tôi cũng giúp cháu làm clip quay 2 bài hát tham dự trong vòng chung kết để gửi cho Ban giám khảo góp ý. Để rồi sau đó, tôi lại cùng với cháu đồng hành suốt mấy ngày thi chung kết trong TP. Hồ Chí Minh.

Khi thấy con giằng co giữa việc ở lại AMS và việc được cháy hết mình vì nghệ thuật, anh đã làm gì? Anh có định hướng hay khuyên nhủ con điều gì không?

Anh Phan Quang Minh: Khi biết Anh Thơ được lựa chọn tham gia Dự án, đồng nghĩa với việc phải chuyển vào TP. Hồ Chí Minh sinh sống và học tập, cả cháu và gia đình đều rất băn khoăn. 

Chúng tôi không áp đặt cháu phải làm theo ý của bố mẹ, vì từ khi cháu còn nhỏ, bố mẹ đã thống nhất phương pháp dạy cháu là để cho cháu tự phát huy các thế mạnh của mình, tự giác trong học tập và sinh hoạt, tự lựa chọn các quyết định liên quan đến bản thân cháu.

Bố mẹ chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin, góp ý, gợi mở những phương án, và cháu là người đưa ra quyết định của mình. Và khi cháu đã lựa chọn thì bố mẹ hỗ trợ tối đa những việc mà cháu chưa tự làm được.  

Ngay cả việc thi vào trường Ams, cũng là một sự tự lựa chọn của cháu, chứ bố mẹ cũng không gây áp lực trong việc học hành nói chung cũng như chọn trường nói riêng.

Tôi chỉ làm duy nhất một việc là xin cho cháu vào học thêm tiếng Anh để luyện thi ở một trung tâm có uy tín, và đưa đón cháu đi học thêm. Trong việc lựa chọn giữa ở lại học Ams cùng mơ ước du học ban đầu, với việc cháy hết mình vì đam mê nghệ thuật, bố mẹ cháu chỉ vạch ra các khó khăn mà cháu sẽ phải đối mặt khi tham gia Dự án P336.

Chúng tôi cùng cháu lập ra bản SWOT, nêu rõ những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của việc tham gia Dự án. Và quyền quyết định vẫn là của cháu. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, bố mẹ có yêu cầu cháu lên một kế hoạch trong những năm tới ở TP Hồ Chí Minh nếu tham gia Dự án.

Cháu đã đưa ra một plan khá chi tiết, các mục tiêu cần đạt được và những hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu đó. Và cháu đã vượt qua được “thử thách” này, để gia đình cùng đồng thuận cho cháu tham gia Dự án P336.

Nhiều người cho rằng, để con rời khỏi AMS và đi theo con đường nghệ thuật là anh quá nuông chiều con. Anh suy nghĩ thế nào về điều này?

Anh Phan Quang Minh: Quan điểm của tôi, việc đồng thuận với quyết định lựa chọn của con đi theo con đường nghệ thuật không phải là một sự nuông chiều.

Chỉ có thể coi là nuông chiều, khi đáp ứng vô điều kiện các ý thích của con một cách không có lý trí. Trong khi đó, để đi đến lựa chọn này của con, cả bố mẹ và con đều đã trải qua một thời gian đắn đo, suy nghĩ, phân tích thấu đáo.  

Việc học hành của các con ở trường phổ thông, cho dù là ở một môi trường danh tiếng như Ams, xét cho cùng, cũng chỉ là những hoạt động giáo dục cơ bản để làm bệ phóng cho các con trong việc học tập, định hướng nghề nghiệp về sau. 

Nếu cháu đã quyết tâm theo đuổi con đường nghệ thuật, thì việc tham gia vào Dự án P336 là sự lựa chọn tốt nhất để cháu thực hiện được niềm đam mê của mình. 

Đó là chưa kể đến việc Anh Thơ xin được vào học trường Lê Quý Đôn, một trường có tiếng của TP. Hồ Chí Minh. Cháu sẽ vẫn đảm bảo được việc học hành ở một môi trường tốt, mà vẫn theo đuổi được đam mê của mình thông qua việc tham gia vào Dự án.

Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!

Hoàng Thanh

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !