Điểm danh những “Nick Vujicic Việt Nam”
Vượt qua khiếm khuyết bản thân, nhiều người khuyết tật thành công trong cuộc sống, trở thành tấm gương về ý chí, nghị lực cho người Việt.
Hiệp sĩ CNTT – Nguyễn Công Hùng
Xuất phát từ sự thương mẹ thương cha, từ nghị lực sống trong trí óc thông minh, Nguyễn Công Hùng đã thay đổi cuộc đời và số phận mình, thoát ra khỏi sự bất lực của cơ thể tật nguyền và những định kiến của xã hội.
Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng sinh ra trong một gia đình nghèo. Năm lên 2 tuổi, anh Hùng bị một căn bệnh hiểm nghèo khiến anh bị bại liệt toàn thân và từ đó thường xuyên phải điều trị tại bệnh viện.
Năm 2003, Hùng đã mở ra Trung tâm Nghị Lực Sống. Anh dành tất cả nhiệt huyết, niềm tin và sức sống để dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
Sự ra đời Trung tâm Nghị lực sống của anh đã giúp nhiều người khuyết tật tại Nghệ An xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ. Từ năm 2003-2012, Nguyễn Công Hùng và nhóm bạn bè ở Trung tâm Nghị lực sống giới thiệu, hướng nghiệp, đào tạo nghề miễn phí cho người khuyết tật với hai nội dung chính là Ngoại ngữ và CNTT, đào tạo việc làm cho hơn 600 học viên, thu hút khoảng 600 thành viên là bạn đồng hành cùng website www.nghilucsong.net.
Đến thời điểm này, Trung tâm của Nguyễn Công Hùng đã đào tạo cho hơn 500 học viên khuyết tật được học nghề và có việc làm ổn định.
Từ những thành công của Trung tâm tin học dành cho người khuyết tật, năm 2005, Tạp chí CNTT eChip đã trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ CNTT cho Nguyễn Công Hùng để ghi nhận những nỗ lực phi thường của anh. Năm 2006, Nguyễn Công Hùng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu”; Trung ương Đoàn trao tặng Gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2006; được Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trao bằng khen Thanh niên tiêu biểu của Hội Liên hiệp Thanh niên VN.
Bên cạnh đó, Nguyễn Công Hùng cũng đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam ghi vào "Danh mục đề xuất kỷ lục về ý chí của Việt Nam", "Người khuyết tật đầu tiên làm giám đốc". Những gì Nguyễn Công Hùng cống hiến với những hy sinh lặng thầm anh để lại cho đời một “cuốn nhật ký” nghị lực phi thường mà nhiều người bình thường không thể làm được như anh.
Ngày 31/12/2012, trên đường đi từ TPHCM vào Vĩnh Long trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, sau khi có cuộc gặp mặt thân mật với ca sĩ Tuấn Ngọc và nhạc sĩ Phạm Duy, hiệp sỹ CNTT đã đột ngột qua đời.
Với những đóng góp thiết thực cho người khuyết tật và một tinh thần không khuất phục trước khó khăn, khát vọng vươn lên trong cuộc sống, hiệp sĩ Nguyễn Công Hùng vừa được tôn vinh “Ý chí, nghị lực Việt Nam”.
Nguyễn Sơn Lâm – chinh phục Fanxiphan bằng nạng gỗ
Nguyễn Sơn Lâm hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đào tạo Tỏa sáng, một diễn giả chuyên nghiệp và là chuyên gia trong lĩnh vực truyền động lực và khai phá tiềm năng con người.
Tốt nghiệp cả 2 trường đại học với thứ hạng cao, say mê bóng đá, say mê văn chương và khát vọng sống lớn đã giúp cho Nguyễn Sơn Lâm từng bước vượt qua những trở ngại của cuộc đời, vươn tới đỉnh cao của lý tưởng. Tháng 10/2011, Lâm là người đầu tiên chinh phục đỉnh Fanxiphan bằng nạng gỗ.
“Sinh ra trên đời đã là một may mắn. Hãy làm thế nào để tận dụng sự may mắn đó để cuộc đời không bị lãng phí. Bao nhiêu con người còn chưa kịp sinh ra, chưa kịp nhìn thấy ánh mặt trời. Thế nên, tôi không bao giờ nhìn vào những khó khăn của mình mà học cách đối mặt với nó”, Lâm chia sẻ.
Cô bé “xương thủy tinh” khuấy đảo “Got Talent”
Nguyễn Phương Anh cô gái xương thủy tinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam’s got talent 2011) là một tấm gương nghị lực gần gũi với các bạn trẻ.
Cô bé xương thủy tinh Phương Anh được chú ý từ sau khi tham gia VietNam's Got Talent. Dù không đoạt ngôi vô địch cuộc thi, song hình ảnh cô thiếu nữ thân hình nhỏ bé nhưng mang nghị lực phi thường đã khiến khán giả thán phục.
Phương Anh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Phương Anh, năm nay học lớp 11 tại trường THPT Việt Đức, Hà Nội. Vì căn bệnh quái ác, Phương Anh phải hạn chế hoạt động nhưng cô không hề sống khép mình vì tủi thân hay buồn bã.
Phương Anh từng giành giải nhì cuộc thi hát tiếng Anh "Let's Get Loud" với ca khúc "See you again", cô cũng lọt vào top 4 VietNam's Got Talent và khiến cộng đồng mạng xôn xao thán phục.
Nhiều người đã chia sẻ câu chuyện về nghị lực phi thường của Phương Anh “Vietnam’s Got Talent” đến bạn bè, người thân của mình như một tấm gương, một hình ảnh để càng thêm tin yêu và lạc quan về cuộc sống.
Thầy giáo khuyết tật giúp hơn 200 học sinh đỗ ĐH
Vượt lên tật nguyền, thầy giáo Lê Hữu Tuấn, sinh năm 1983, thôn Ngọc Lậu, xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đã làm được nhiều điều đáng nể trong qúa trình học tập: Tốt nghiệp ĐH và truyền đạt kiến thức cho gần 200 học sinh thi đỗ vào các ĐH, CĐ trong cả nước.
Thầy Tuấn bị bại liệt cả hai chân từ năm học lớp 2. Trường học xa nhà nhưng Tuấn vẫn quyết tâm học hành đến nơi đến trốn. Bằng nghị lực phi thường, Tuấn thi đỗ tốt nghiệp cấp 2 đạt loại giỏi, giành nhiều giải nhất, nhì khi đi thi học sinh giỏi.
Vượt lên hoàn cảnh, số phận, những năm cấp 3 Tuấn chăm chỉ học hành và đạt được nhiều thành tích cao trong học tập. Năm 2001, lần đầu tiên trường ĐH Hồng Đức mở khoa công nghệ thông tin chất lượng cao để bổ sung nguồn nhân lực cho tỉnh. Được sự định hướng của bố mẹ và các thầy cô giáo, Tuấn mạnh dạn đăng ký và thi đỗ với 25 điểm. tiếp đó, cậu đã vượt qua hàng trăm sinh viên khác giành một vé vào lớp công nghệ thông tin chất lượng cao của trường.
Năm 2005, sau khi tốt nghiệp, Tuấn được một số cơ quan, doanh nghiệp mời về làm. Thế nhưng, từ chối các cơ hội, Tuấn mong làm được một việc gì đó có ích hơn để đáp nghĩa thầy cô, gia đình và những người thân đã dành cho mình.
Tình cờ, một người bạn của bố Tuấn đến chơi và nhờ cậu dạy kèm cho hai đứa con của từng thi trượt ĐH. Sau 1 năm kèm cặp, Tuấn đã giúp cả 2 em này đều thi đỗ. Tiếng lành đồn xa, học sinh trong tỉnh và các huyện lân cận tự tìm đến nhờ thầy Tuấn dạy kèm môn Toán, môn Lý từ lớp 10 đến lớp 12. Tuấn bắt đầu định hướng và tìm được công việc mình mong ước. Cậu quyết tâm mở lớp kèm dạy nhiều em hơn.
Lớp đầu tiên của Tuấn có 20 học sinh thì có tới 13 người thi đỗ. Vì thế, số học sinh đến với Tuấn ngày càng nhiều hơn. Hiện, Tuấn đã có tới 600 em nhờ kèm học gồm học sinh lớp 10, 11, 12.
Tâm sự với Đất Việt, thầy Tuấn cho biết, từ năm 2005 đến 2008, số học sinh theo học tại gia đình thầy đậu vào các ĐH trong cả nước lên đến gần 200 em và có tới vài trăm em khác đang theo học hệ CĐ.
NguồnVietnamnet
Xuất phát từ sự thương mẹ thương cha, từ nghị lực sống trong trí óc thông minh, Nguyễn Công Hùng đã thay đổi cuộc đời và số phận mình, thoát ra khỏi sự bất lực của cơ thể tật nguyền và những định kiến của xã hội.
Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng sinh ra trong một gia đình nghèo. Năm lên 2 tuổi, anh Hùng bị một căn bệnh hiểm nghèo khiến anh bị bại liệt toàn thân và từ đó thường xuyên phải điều trị tại bệnh viện.
Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng |
Sự ra đời Trung tâm Nghị lực sống của anh đã giúp nhiều người khuyết tật tại Nghệ An xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ. Từ năm 2003-2012, Nguyễn Công Hùng và nhóm bạn bè ở Trung tâm Nghị lực sống giới thiệu, hướng nghiệp, đào tạo nghề miễn phí cho người khuyết tật với hai nội dung chính là Ngoại ngữ và CNTT, đào tạo việc làm cho hơn 600 học viên, thu hút khoảng 600 thành viên là bạn đồng hành cùng website www.nghilucsong.net.
Đến thời điểm này, Trung tâm của Nguyễn Công Hùng đã đào tạo cho hơn 500 học viên khuyết tật được học nghề và có việc làm ổn định.
Từ những thành công của Trung tâm tin học dành cho người khuyết tật, năm 2005, Tạp chí CNTT eChip đã trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ CNTT cho Nguyễn Công Hùng để ghi nhận những nỗ lực phi thường của anh. Năm 2006, Nguyễn Công Hùng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu”; Trung ương Đoàn trao tặng Gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2006; được Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trao bằng khen Thanh niên tiêu biểu của Hội Liên hiệp Thanh niên VN.
Bên cạnh đó, Nguyễn Công Hùng cũng đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam ghi vào "Danh mục đề xuất kỷ lục về ý chí của Việt Nam", "Người khuyết tật đầu tiên làm giám đốc". Những gì Nguyễn Công Hùng cống hiến với những hy sinh lặng thầm anh để lại cho đời một “cuốn nhật ký” nghị lực phi thường mà nhiều người bình thường không thể làm được như anh.
Ngày 31/12/2012, trên đường đi từ TPHCM vào Vĩnh Long trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, sau khi có cuộc gặp mặt thân mật với ca sĩ Tuấn Ngọc và nhạc sĩ Phạm Duy, hiệp sỹ CNTT đã đột ngột qua đời.
Với những đóng góp thiết thực cho người khuyết tật và một tinh thần không khuất phục trước khó khăn, khát vọng vươn lên trong cuộc sống, hiệp sĩ Nguyễn Công Hùng vừa được tôn vinh “Ý chí, nghị lực Việt Nam”.
Nguyễn Sơn Lâm – chinh phục Fanxiphan bằng nạng gỗ
Nguyễn Sơn Lâm hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đào tạo Tỏa sáng, một diễn giả chuyên nghiệp và là chuyên gia trong lĩnh vực truyền động lực và khai phá tiềm năng con người.
Nguyễn Sơn Lâm |
Tốt nghiệp cả 2 trường đại học với thứ hạng cao, say mê bóng đá, say mê văn chương và khát vọng sống lớn đã giúp cho Nguyễn Sơn Lâm từng bước vượt qua những trở ngại của cuộc đời, vươn tới đỉnh cao của lý tưởng. Tháng 10/2011, Lâm là người đầu tiên chinh phục đỉnh Fanxiphan bằng nạng gỗ.
“Sinh ra trên đời đã là một may mắn. Hãy làm thế nào để tận dụng sự may mắn đó để cuộc đời không bị lãng phí. Bao nhiêu con người còn chưa kịp sinh ra, chưa kịp nhìn thấy ánh mặt trời. Thế nên, tôi không bao giờ nhìn vào những khó khăn của mình mà học cách đối mặt với nó”, Lâm chia sẻ.
Cô bé “xương thủy tinh” khuấy đảo “Got Talent”
Nguyễn Phương Anh cô gái xương thủy tinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam’s got talent 2011) là một tấm gương nghị lực gần gũi với các bạn trẻ.
Nguyễn Phương Anh |
Cô bé xương thủy tinh Phương Anh được chú ý từ sau khi tham gia VietNam's Got Talent. Dù không đoạt ngôi vô địch cuộc thi, song hình ảnh cô thiếu nữ thân hình nhỏ bé nhưng mang nghị lực phi thường đã khiến khán giả thán phục.
Phương Anh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Phương Anh, năm nay học lớp 11 tại trường THPT Việt Đức, Hà Nội. Vì căn bệnh quái ác, Phương Anh phải hạn chế hoạt động nhưng cô không hề sống khép mình vì tủi thân hay buồn bã.
Phương Anh từng giành giải nhì cuộc thi hát tiếng Anh "Let's Get Loud" với ca khúc "See you again", cô cũng lọt vào top 4 VietNam's Got Talent và khiến cộng đồng mạng xôn xao thán phục.
Nhiều người đã chia sẻ câu chuyện về nghị lực phi thường của Phương Anh “Vietnam’s Got Talent” đến bạn bè, người thân của mình như một tấm gương, một hình ảnh để càng thêm tin yêu và lạc quan về cuộc sống.
Thầy giáo khuyết tật giúp hơn 200 học sinh đỗ ĐH
Vượt lên tật nguyền, thầy giáo Lê Hữu Tuấn, sinh năm 1983, thôn Ngọc Lậu, xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đã làm được nhiều điều đáng nể trong qúa trình học tập: Tốt nghiệp ĐH và truyền đạt kiến thức cho gần 200 học sinh thi đỗ vào các ĐH, CĐ trong cả nước.
Thầy Tuấn bị bại liệt cả hai chân từ năm học lớp 2. Trường học xa nhà nhưng Tuấn vẫn quyết tâm học hành đến nơi đến trốn. Bằng nghị lực phi thường, Tuấn thi đỗ tốt nghiệp cấp 2 đạt loại giỏi, giành nhiều giải nhất, nhì khi đi thi học sinh giỏi.
Vượt lên hoàn cảnh, số phận, những năm cấp 3 Tuấn chăm chỉ học hành và đạt được nhiều thành tích cao trong học tập. Năm 2001, lần đầu tiên trường ĐH Hồng Đức mở khoa công nghệ thông tin chất lượng cao để bổ sung nguồn nhân lực cho tỉnh. Được sự định hướng của bố mẹ và các thầy cô giáo, Tuấn mạnh dạn đăng ký và thi đỗ với 25 điểm. tiếp đó, cậu đã vượt qua hàng trăm sinh viên khác giành một vé vào lớp công nghệ thông tin chất lượng cao của trường.
Năm 2005, sau khi tốt nghiệp, Tuấn được một số cơ quan, doanh nghiệp mời về làm. Thế nhưng, từ chối các cơ hội, Tuấn mong làm được một việc gì đó có ích hơn để đáp nghĩa thầy cô, gia đình và những người thân đã dành cho mình.
Tình cờ, một người bạn của bố Tuấn đến chơi và nhờ cậu dạy kèm cho hai đứa con của từng thi trượt ĐH. Sau 1 năm kèm cặp, Tuấn đã giúp cả 2 em này đều thi đỗ. Tiếng lành đồn xa, học sinh trong tỉnh và các huyện lân cận tự tìm đến nhờ thầy Tuấn dạy kèm môn Toán, môn Lý từ lớp 10 đến lớp 12. Tuấn bắt đầu định hướng và tìm được công việc mình mong ước. Cậu quyết tâm mở lớp kèm dạy nhiều em hơn.
Lớp đầu tiên của Tuấn có 20 học sinh thì có tới 13 người thi đỗ. Vì thế, số học sinh đến với Tuấn ngày càng nhiều hơn. Hiện, Tuấn đã có tới 600 em nhờ kèm học gồm học sinh lớp 10, 11, 12.
Tâm sự với Đất Việt, thầy Tuấn cho biết, từ năm 2005 đến 2008, số học sinh theo học tại gia đình thầy đậu vào các ĐH trong cả nước lên đến gần 200 em và có tới vài trăm em khác đang theo học hệ CĐ.
NguồnVietnamnet
Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ
Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.
Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới
Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.
Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp
Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.
Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay
Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.
Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona
Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.
Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona
Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.
Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5
Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.
Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến
Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.
"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"
Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.
Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"
Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...