Đề xuất nhóm giải pháp hạn chế nước biển dâng ở Việt Nam

Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có diện tích ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á, nên nguy cơ bị đe dọa bởi nước biển dâng là rất lớn.
Đề xuất nhóm giải pháp hạn chế nước biển dâng ở Việt Nam - ảnh 1

Ảnh minh họa

 Đường bờ biển Việt Nam trải dài trên 3.260 km qua 15 vĩ độ với tỷ lệ chiều dài đường biển trên diện tích đất liền khá cao (trung bình thế giới 600 km 2 đất liền/1km bờ biển, Việt Nam là 100km 2 /1km bờ biển). Vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Việt Nam khoảng 1 triệu km 2 , rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. Biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ xa bờ, gần bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đảo ven bờ chủ yếu nằm ở vịnh Bắc bộ, đảo nổi có diện tích khoảng 1.700km 2 , trong đó có 3 đảo diện tích lớn hơn 100km 2 (Phú Quốc; Cái Bầu; Cát Bà), có 23 đảo diện tích lớn hơn 10km 2 , 82 đảo diện tích lớn hơn 1km 2 và trên 1.400 hòn đảo chưa có tên. Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và các nguyên liệu chiến lược khác đảm bảo cho an ninh năng lượng quốc gia.

Theo kịch bản Biến đổi khí hậu năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 39% diện tích, 35% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trên 10% diện tích, 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh; trên 2,5% diện tích, 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số TP. Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp.

Biến đổi khí hậu đang tác động tới các địa phương trên cả nước với những trận lũ lụt, hạn hán và bão mạnh hàng năm tăng nhanh và làm mực nước biển đang cao. Thống kê cho thấy thiên tai trong năm 2013 đã làm 285 người chết và mất tích. Ước tính thiệt hại khoảng 28.000 tỷ đồng. Tại TP. Hồ Chí Minh mưa kết hợp với triều cường ngày một cao hơn đã làm cho diện tích các khu vực ngập úng ngày càng mở rộng.Tình hình lũ lụt tại thành phố Cần Thơ cũng có diễn biến bất thường: Năm 2000 mực nước lũ là 1,79m thì năm 2007 là 2,03m và năm 2011 đạt mốc 2,15m. Hiện Cần Thơ đang đối mặt với ngập lụt do triều cường chứ không phải do lũ từ thượng nguồn tràn về như trước đây.

Đặc biệt, mực nước biển dâng gây xâm nhập mặn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các vùng ven biển ở Việt Nam, trong đó các tỉnh ven biển Tây Nam bộ là khu vực chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất với 1,77 triệu ha đất bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích. Trong khi chi phí xây dựng các công trình ngăn mặn, giữ ngọt rất tốn kém. Điển hình như c ác tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre nước mặn đã xâm nhập vào đất liền khoảng từ 40 - 45km, thậm chí có nơi vào sâu đến 70km, tỉnh Hậu Giang đã bị nhiễm mặn với độ mặn 5 - 7%. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, các dự báo cho thấy đến năm 2100, vựa lúa này có nguy cơ mất đi 7,6 triệu tấn/năm, tương đương với 40,52% tổng sản lượng lúa của cả vùng do nước biển dâng. Mặt khác, nước biển dâng cao làm xâm nhập mặn sâu hơn vào nội địa, có thể làm cho khoảng 2,4 triệu ha đất bị nước biển xâm nhập.

Để đối phó với các hiểm họa, giảm nhẹ và từng bước thích nghi Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Việt Nam có thể áp dụng các nhóm giải pháp sau đây: Trước hết là áp dụng nhóm giải pháp công trình, nhằm xây dựng hệ thống công trình thủy lợi để kiểm soát số lượng và chất lượng nguồn nước trong vùng, giảm thiệt hại do nước gây ra. Thực tế cuộc sống cho thấy vai trò của công tác thủy lợi có ảnh hưởng rất to lớn đến chất lượng nước của các vùng. Vì thế cần phải đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng và phát huy hiệu quả các hệ thống và công trình thủy lợi đã có, làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch thủy lợi, thực hiện các dự án trong tương lai.

Do đó cần phải chú trọng chất lượng của công tác quy hoạch thủy lợi cho các vùng, các tiểu vùng trong toàn quốc, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo tính đồng bộ, hỗ trợ nhau trong khai thác, sử dụng và bảo vệ nước, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của các vùng một cách bền vững. Ví dụ như các biện pháp công trình kiểm soát lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, như làm đê bao, bờ bao và hệ thống cống điều tiết lũ. Có thể hiểu đê bao là những đường, đê được xây dựng vững chắc cao hơn mực nước lũ thiết kế(chẳng hạn mực nước đỉnh lũ năm 2.000) để các trận lũ lớn nước không tràn qua.

Việc xây dựng các đê kiên cố hóa bờ biển, bờ sông ở Việt Nam là rất cần thiết. Hiện Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố ven biển từ Móng Cái đến Hà Tiên cùng với 2.360 con sông với chiều dài từ 10km trở lên và 26 phân lưu của các sông lớn, tạo thành hệ thống sông ngòi dày đặc, được phân bổ từ Bắc đến Nam Để phòng chống lũ lụt đã có 5.716 km đê sông, 2.700 km đê biển, trong đó miền Bắc có 3.509km đê sông và 759km đê biển. Khi nước biển dâng cao, để bảo đảm an toàn cuộc sống của mọi người dân chúng ta có thể làm “đê cứng” (bê tông cốt thép dày). Tuy vậy, việc này vô cùng tốn kém, khả năng tài chính của ta chưa thể đáp ứng và phải mất rất nhiều năm và về lâu dài, chúng ta chỉ có thể làm đê cứng ở một số nơi xung yếu nhất.

Nhóm giải pháp thứ 2 là phi công trình. Đó là g iáo dục tuyên truyền qua các hội thảo, hệ thống thông tin truyền thông, phát triển công nghệ dự báo nhằm giảm nhẹ thiệt hại do Biến đổi khí hậu và nước biển dâng . Nhóm giải pháp này cũng bao gồm cả việc sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu cây trồng hợp lý để tránh thiệt hại và tăng hiệu quả, quản lý và duy trì chức năng của rừng phòng hộ.

Sự kết hợp hài hòa cả giải pháp công trình và phi công trình sẽ làm giảm vốn đầu tư và tăng hiệu quả đầu tư. Giải pháp phi công trình dễ làm, khả thi, ít tốn kém và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên là “làm đê mềm” bằng cách “trồng rừng ngập mặn” ở tất cả những bãi sình lầy, những nơi có thể trồng được các loại cây: mắm, đước, bần, sú, vẹt, với chiều rộng từ 300-1.000m, phía bên trong là đê, kết hợp với đường giao thông. Hai bên đường có thể trồng các loại tre, cây dầu mè , cỏ vetiver … là những loại cây, cỏ có tác dụng chống gió, bão, sóng thần, sạt lở…rất tốt. Ở những vùng nước ngọt, phèn trồng tre, bần, dừa nước, dừa, cỏ vetiver...dọc theo các bờ sông, bờ bao.

Ở ven biển các tỉnh miền Trung,việc bảo vệ các rừng phi lao, rừng dừa chắn gió bão, chắn sóng và nước biển dâng là rất cần thiết để bảo vệ mùa màng và khu dân cư vốn nằm trên những vùng đất cát rất nhạy bén với Biến đổi khí hậu.

Các thành phố lớn đóng vai trò là những cực tăng trưởng chủ đạo của Việt Nam đều chịu ảnh hưởng không nhỏ từ thiên tai, Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, cùng với hậu quả của quá trình mở rộng các đô thị theo những quy hoạch không phù hợp và quản lý sử dụng đất yếu kém, đã khiến ngập lụt đô thị ở nước ta có xu hướng ngày càng gia tăng và trầm trọng hơn, không chỉ ở các đô thị miền Trung (Huế, Hà Tĩnh, Tuy Hòa…) mà cả ở miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Lạng Sơn,Tuyên Quang, Điện Biên…) và miền Nam (TP. Hồ Chí Minh và các đô thị Đồng bằng sông Cửu Long). Do đó, ở nhóm giải pháp này cần phải thực hiện x anh hóa cảnh quan đô thị .

Hiện diện tích cây xanh công cộng trong các đô thị nước ta rất nhỏ bé (khoảng 2,5 - 3,5 m 2 /người so với Quy chuẩn xây dựng ( QCXD 01:2008 ) của Bộ Xây dựng (khoảng 5 - 7m 2 /người) , cũng như so với các thành phố lớn ở nước ngoài . Ưu tiên phân bố đất công để nhanh chóng nâng cao diện tích không gian xanh và mặt nước ở các đô thị, đạt tiêu chuẩn theo từng loại đô thị. Khuyến khích đầu tư và phát triển các khoảng không gian xanh trong các dự án đô thị và khuyến khích cộng đồng, doanh nghiệp và các hộ gia đình huy động nguồn lực để xanh hóa cảnh quan đô thị (t hảm cỏ che phủ mặt đất, c ây xanh trên bề mặt công trình, sân trong, sân thượng và tầng lửng công trình ) .

Ngoài ra, nên quy hoạch xây dựng “ đô thị nước” ở những nơi có đặc điểm về địa hình, điều kiện tự nhiên với nét nổi trội là hệ thống sông rạch chằng chịt, diện tích rừng ngập mặn lớn như ở Đ ồng bằng sông Cửu Long . Thay vì xây dựng các rào cản kỹ thuật để chống chọi với nước lũ, các giải pháp quy hoạch cần tạo ra nhiều không gian hơn cho nước, để nước có thể thâm nhập vào đô thị theo cách có thể kiểm soát, qua đó giúp cải thiện vi khí hậu, cảnh quan, chất lượng nước, giảm thiểu chi phí xây dựng các công trình ngăn lũ và thoát nước. Hiểu theo nghĩa này thì trong một thành phố nước, những con sông chảy qua, những hồ chứa nước vừa là những biểu hiện cảnh quan sinh thái,cải thiện điều kiện tiểu khí hậu,nhưng đồng thời cũng là nơi cho nước "trú ngụ" khi có mưa lũ và nước biển dâng.

Mặt khác cần xây dựng các “mô hình cụm và tuyến dân cư an toàn”. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, từ nhiều năm nay đã thực hiện việc xây dựng các “cụm và tuyến dân cư an toàn” kết hợp với ao, hồ dự trữ nước ngọt ở những vùng đông dân , mà tương lai sẽ bị ngập sâu với cốt nền cao hơn mực nước năm 2100 , c hấp nhận “sống chung với nước dâng cao”. Trước hết, phải kể đến các mô hình như tôn nền các cụm, tuyến dân cư vượt lũ để xây dựng nhà ở. Hình thức thực hiện là tôn nền các cụm, tuyến dân cư cao hơn mức ngập lụt để xây dựng nhà ở. Trên cụm, tuyến dân cư xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ cuộc sống người dân.

B.T

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !