Để xảy ra vi phạm, giám đốc cảng cá sẽ bị mất chức
Ngày 17/10, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định có buổi làm việc với Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) về tình hình triển khai và đề xuất các hoạt động liên quan công tác tiếp đoàn Ủy ban Nghề cá Nghị viện châu Âu làm việc tại tỉnh từ ngày 30 đến 31/10.
Quang cảnh buổi làm việc |
Số tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ chưa giảm
Tại buổi làm việc, ông Trần Văn Phúc - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 21 tàu/170 thuyền viên bị nước ngoài bắt giữ. Năm 2017, toàn tỉnh có 21 tàu/177 ngư dân bị nước ngoài (chủ yếu là Indonesia) bắt giữ.
Theo ông Hùng, thời gian qua, dù đã triển khai rất nhiều giải pháp nhưng tàu cá vi phạm lãnh hải vẫn đang có xu hướng phức tạp. Trong đó có một số nguyên nhân khách quan chưa thể giải quyết được nên cần phải có lộ trình. "Việc kiểm soát tàu cá ra vào cảng, hồ sơ tương đối đầy đủ nhưng thực tế tàu vào không thông báo theo đúng quy định, ghi chép sổ nhật ký, hồ sơ nguồn gốc còn nhiều lỗi nên cần rà soát, phối hợp chặt chẽ hơn. Tới đây, các tàu giã cào không có giấy phép phải bị xử lý hoặc không cho ra vào cảng, vì nguyên tắc không có giấy tờ thì không cập bến. Thiết bị giám soát hành trình cần lắp đặt hoàn toàn trên tàu có kích thước trên 24m, lắp cái nào kiểm soát chặt cái đấy", ông Hùng nhấn mạnh.
Ông Trần Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng, để giảm số tàu thuyền vi phạm, cần sự vào cuộc của trung ương, về phần tỉnh đã cố gắng hết sức. “Mới đây, Thủ tướng và Bộ NN&PTNT cũng đã chỉ đạo vấn đề này. Chỉ có 2 đối tượng thực hiện chính là ngư dân và lãnh đạo từ tỉnh đến xã, riêng bộ chỉ tổng kết dựa trên cơ sở các tỉnh.
Thực tế, chưa có pháp luật ràng buộc người dân thực hiện theo Luật Thủy sản, trong khi đó ngư dân không tuân thủ nghị định, luật lệ khi khai thác trên biển. Hiện nay, vẫn còn trống hệ thống pháp lý để ràng buộc, chỉ đạo điều hành Luật Thủy sản nên tôi đề nghị bộ cần báo cáo Chính phủ thành lập ngay lực lượng Cảnh sát biên phòng canh giữ vùng trời, vùng biển kịp thời xử lý”, ông Châu nói.
Theo ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), thời gian qua, dù đã triển khai nhiều giải pháp nhưng tình trạng tàu cá vi phạm vẫn có xu hướng phức tạp. Có một số nguyên nhân khách quan chưa thể giải quyết được nên cần phải có lộ trình.
Sai phạm là mất việc
Dự kiến trong hai ngày 30 và 31/10, đoàn Ủy ban Nghề cá Nghị viện châu Âu và trong tháng 1/2019, đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam để kiểm tra việc khắc phục thẻ vàng thủy sản từ Liên minh châu Âu (EU).
Tại buổi làm việc hôm qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu trực tiếp giao Sở NN&PTNT lập ngay chương trình, kế hoạch làm việc với đoàn của EU trên cơ sở tham khảo ý kiến của Tổng cục Thủy sản. Đối với các tàu vào bến không báo trước 1 giờ, không đầy đủ giấy tờ đăng ký, đăng kiểm dứt khoát không cho vào cảng, việc này trách nhiệm chính thuộc về Bộ đội biên phòng tỉnh. Ông Châu đề nghị, phía công an tiếp tục xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự tùy theo điều kiện đối với 21 tàu vi phạm.
Nếu để xảy ra tình trạng ngư dân vi phạm trong việc khai thác thì ngay hôm sau Giám đốc Ban Quản lý cảng cá Quy Nhơn sẽ không còn làm việc ở cảng, ông Châu tuyên bố.
“Cảng cá phải kiểm soát chặt chẽ tàu ra vào đúng theo quy định. Giám đốc Ban Quản lý cảng cá chịu trách nhiệm chính về vấn đề này, lần này nếu đoàn của EU kiểm tra mà nói cảng cá Quy Nhơn không được, thì ngày hôm sau không còn ông Giám đốc Ban Quản lý cảng cá làm việc ở cảng này nữa, đã nói là làm”, ông Châu nhấn mạnh.
TS. Phạm Anh Tuấn, Phó chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam: |