Đẩy mạnh hiến tạng minh bạch để phòng, chống mua bán người
Ảnh minh họa. |
Ở Việt Nam, tính đến nay số người bị suy tạng trên cả nước có nhu cầu ghép đã lên tới hơn 16.000 trường hợp, nhưng số người hiến tặng còn rất hạn chế. Vì thiếu tạng nên hiện nay Việt Nam cũng diễn ra những cuộc buôn bán tạng bất hợp pháp với chi phí rất cao. Bên cạnh đó việc lấy nội tạng "chui" sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bán. Việc buôn bán tạng cũng làm mất đi ý nghĩa cao đẹp của người hiến tạng.
Ông Nguyễn Hoàng Phúc – Phó Giám đốc Trung tâm điều phối và ghép tạng quốc gia cho biết do cung thiếu còn cầu thì quá lớn mới dẫn đến tình trạng mua bán người để lấy nội tạng. Theo Thạc sĩ Phúc khi đẩy mạnh việc hiến tặng mô tạng lên cộng thêm có hành lang pháp lý, hành lang pháp luật về hiến ghép mô tạng sẽ hạn chế mua bán nội tạng.
Thạc sĩ Phúc nhấn mạnh không ai có thể không nói rằng không có trường hợp nào mua bán người để lấy nội tạng, thực tế có vì Bộ luật Hình sự đã có quy định cụ thể về tội giét người l;ấy nội tạng, tội mua bán người lấy nội tạng, mua bán người dưới 16 tuổi để lấy nội tạng tức là đã có tội này trong thực tế và họ tiên đoán sẽ có tội này trong xã hội.
Tiên lượng điều này xảy ra thì họ với quy định, nó không trái quy định. Nếu đẩy mạnh tuyên truyền hiến tạng sẽ có nguồn cung cấp tạng cho người bệnh tiến tới có đủ nguồn tạng và chống lại được nạn mua bán người lấy nội tạng. Đáp ứng nhu cầu của xã hội thì mua bán người lấy nội tạng sẽ không còn.
Nếu làm tốt việc tuyên truyền hiến tặng mô tạng sẽ đẩy lùi được nạn mua bán người đang diễn ra hiện nay.
Đại tá Trần Mười, Trưởng phòng Phòng phòng chống tội phạm mua bán người và trẻ em, Cục cảnh sát PCTP về trật tự xã hội, Bộ Công an trả lời trên báo Công an nhân dân rằng tình hình tội phạm mua bán người và mua, bán nội tạng người có liên quan đến nhau.
Tình hình này trên thế giới và Việt Nam diễn ra rất phức tạp. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, Interpol… trên thế giới có khoảng 63 triệu người bị đưa ra nước ngoài một cách trái phép mỗi năm. Trong đó, khá đông là nạn nhân của tội phạm mua bán người.
Tội phạm mua bán người thường thu lợi nhuận khổng lồ, được đánh giá là chỉ sau mua bán ma túy.
Về vấn đề mua bán nội tạng trái phép, ước tính có đến hàng chục ngàn vụ mua bán nội tạng người trái phép xảy ra hàng năm, nhưng trên thực tế, con số này có thể lớn hơn rất nhiều. Ở Việt Nam mỗi năm có đến hơn 1.000 ca ghép tạng, nhưng rất khó để xác minh được là có trái phép hay không.
Nguyên nhân trước hết là do cầu vượt quá cung. Chúng ta còn thiếu những quy định của Pháp luật, nhận thức của người hiến và tạng còn thấp và sự tuyên truyền của các cơ quan chức năng còn chưa thực sự hiệu quả.. Nhu cầu ghép tạng, nhu cầu được chữa bệnh của người dân là rất lớn, nhưng hiểu biết về pháp luật còn hạn chế dẫn đến tình trạng ghép “chui.” Tội phạm mua bán nội tạng người lợi dụng những nhu cầu và sự kém hiểu biết của người dân để thực hiện hành vi phạm tội của mình.