Đẩy mạnh đào tạo cho lao động nghề cá

Do thiếu lao động, nhiều tàu cá phải nằm bờ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do độ rủi ro của nghề cao.

Những năm gần đây, tình trạng thiếu lao động nghề biển ngày càng trầm trọng trên nhiều vùng biển ở các địa phương. Do thiếu lao động, nhiều tàu cá phải nằm bờ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do độ rủi ro của nghề cao.

“Khát lao động”

Xã Diễn Ngọc ( Diễn  Châu – Nghệ An) hiện nay có 398 tàu thuyền trong đó có trên 56 tàu thuyền loại 90CV trở lên, 250 tàu laoij 72 CV, còn lại là 48 CV. Bình quân mỗi tàu cần 4 lao động nhưu vậy lao động nghề cá các tàu cần 1.600 người. Tuy nhiên, Lao động của xã chỉ đáp ứng được khoảng 1.200 người. Một nghịch lý là nhiều con em Diễn Ngọc lâu nay gắn bó theo nghề đi biển nhưng lại rời bỏ quê hương vào Bình Thuận để theo nghề vì mức lương ở đó cao hơn.

Hiện, việc trả lương giữa chủ tàu  với người lao động ở Diễn Ngọc chưa có quy định cụ thể, chủ tàu trả lương cho công nhân theo 3 hình thức. Một là trả theo tháng, hai là trả theo ngày, ba là trả theo ăn chia sản phẩm. Theo phản ánh của nhiều ngư dân thì  họ gắn với nghề biển chỉ mong được trả lương theo tháng ổn định với mức thu nhập từ 5 – 6 triệu đồng / tháng. Nhưng qua một năm thất bát với nghề biển nhiều chủ tàu lâm vào cảnh khó khăn, các chuyến biển giảm sút thì nhiều lao động lại dịch chuyển làm công việc khác.

Tình trạng thiếu lao động đi biển cũng đang diễn ra ở các con tàu cá của tỉnh Quảng ngãi. Sắm sửa cho chuyến ra khơi sắp tới, trong khi mọi thứ đã chuẩn bị xong, thế nhưng anh Nguyễn Long, chủ tàu cá ở thôn Thạnh Đức 2, xã Phổ thạnh ( Đức Phổ ) vẫn phải chạy khắp nơi để tìm “bạn” ( thuyền viên đi khai thác thủy sản)để đi biển. Gia đình anh có đôi tàu hành nghề giã cào, mỗi chuyến đi như thế cần ít nhất 12 lao động có kinh nghiệm song mấy ngày qua, anh chạy khắp nơi để tìm “ bạn” nhưng vẫn còn thiếu.

Ngư dân Huỳnh Thanh Hải ( 46 tuổi) ở xã Bình Châu ( Bình Sơn – Quảng Ngãi) cho hay: Ngoài những nỗi lo bão tố, gặp nạn trên biển, giá cả xăng dầu tăng cao…thì bây giờ nghề biển có them nỗi lo là thiếu lao động”.

Chỉ tính riêng trên địa bàn xã Phổ Thạnh, một trong những nơi có đội tàu thuyền đánh bắt xa bờ hùng hậu nhất tỉnh Quảng Ngãi, đến thời điểm này, số tàu đánh bắt khai thác thủy sản đã đạt con số 935 chiếc, trong đó trên 640 chiếc đánh bắt xã bờ. Điều này đồng nghĩa , nếu mỗi tàu cần khoảng 10 lao động thì lực lượng lao động trực tiếp trên biển để duy trì hoạt động nghề khai thác lên đến trên 9.000 người. Đây quả là một áp lực rất lớn đối với lao động tại chỗ.

Tăng cường đảm bảo an toàn

Lao động nghề biển được xem là đối tượng dễ bị rủi do tai nạn, vì vậy thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân cần được quan  tâm thực hiện.

Trong những năm gầm đây , Diễn Châu đã triển khai nhiều chính sách đầu tư cho nghề biển, trong đó đặc biệt ưu tiên cho việc đảm bảo an toàn cho ngư dân. Cụ thể đólà việc đầu tư nơi neo đậu, nâng cấp cảng cá.

Mới đây nhất là việc phối hợp thành lập Nghiệp đoàn nghề cá ở xã Diễn Bích với 155 đoàn viên tham gia lao động trên 30 con tàu xa bờ của xã. Tuy mới đi vào hoạt động chưa được 1 năm nhưng nghiệp đoàn đã thực sự là chỗ dựa tin cậy đối với ngư dân trong vấn đề đảm bảo an toàn khi khai thác trên biển.

Diễn Châu có só lao động tham gia nghề biển khá đông với trên 4.000 người chủ yếu tập trung ở xã Diễn Bích và Diễn Ngọc. Ngoài việc trang bị miễn phí đến tận tàu hàng nghìn chiếc phao, áo cứu sinh, trang thiết bị thông tin liên lạc, chuẩn bị lực lượng sẵn sang ứng cứu kịp thời khi có tai nạn trên biển xảy ra thì trong những năm gần đây công tác kiểm tra, kiểm soát điều kiện đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trên biển rất được các cấp chính quyền quan tâm. Những trường hợp không đủ phương tiện an toàn, không có chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng không có đăng kí, đăng kiểm không kể số tàu theo quy định đề kiên quyết không cho ra khơi. Với việc kiểm tra, kiểm soát quyết liệt nên nhìn chung các phương tiện tàu cá đều chấp hành và thực hiện các quy định về điề kiện đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động sản xuất trên biển.

Hiện, “Cơn khát” lao động đi biển đang lan rộng ở nhiều vùng biển. Mỗi chuyến đi biển, chủ tàu bỏ ra hàng trăm triệu đồng cho chi phí ban đầu; lao động đi biển cũng mong đánh bắt được nhiều tôm, cá. Vậy nhưng, năm qua, do nghề biển thất bát nên nhiều ngư dân và chủ tàu đều lâm vào cảnh khó khăn. Theo nhiều ngư dân, cứ hễ thu nhập của các chuyến biển giảm sút thì bạn thuyền lại chuyển  đi nơi khác hoặc chuyển công việc.

Tiền công của lao động đi biển thường phụ thuộc vào từng chuyến biển. Trong khi đó, các chủ tàu lại không thể đảm bảo mỗi chuyến biển đều có thu nhập ổn định cho các lao động. Vì vậy, sợi dây liên kết giữa họ không bền vững các chủ tàu cá khó giữ chân bạn thuyên. Nhiều ngành khai thác hải sản truyền thống như nghề lưới đăng, sản lượng đánh bắt được chưa bằng 50% các năm trươc. “ Ngư dân là những người lao động đặc thù, chỉ sống được với nghề biển. Do đó, họ rất cần những cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ từ Trung ương, địa phương để đầu tư hiện đại tàu cá. Từ đó, giúp ngư dân nâng sản lượng đánh bắt, nâng cao thu nhập, ổn định lao động, yê tâm bám biển” ông Lăng nói.

Hàng chục năm qua, vấn đề đào tạo lao động ngành nghề biển chưa được các cấp các ngành và địa phương quan tâm. Vì thế khi đến mùa đánh bắt hải sản, các tỉnh, thành phố ven biển thiếu hụt từ 30 – 35% nhân lực cho những chuyến tàu thuyền ra khơi.  Không có trường lớp nào đào tạo lao động nghề biển, các chủ tàu, thuyền chỉ vận dụng một phương pháp độc nhất theo kiểu” cha truyền con nối”, tự dạy nghề cho con em trong gia đình họ mạc. Song vấn đề không chỉ đơn giản như vậy, khi đời sống ngày càng đc nâng lên, thu nhập từ nghề biển cao hơn, con cái ngư dân sẽ có điều kiện để học hành đến nơi đến chốn. Nhiều con em của ngư dân đã từ bỏ ngành nghề khác có thu nhập ổn định hơn và an toàn hơn.

Hiện nay, ở nước ta chỉ một số trường cao đẳng, hay trung cấp giao thông vận tải là có ngành đào tạo lái tàu. Vì vậy, Nhà nước, các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa trong việc tuyển chọn, đào tạo lao động nghề biển; có chế độ ưu đãi, giúp đỡ các địa phương có chiến lược tạo nguồn lao động nghề biển cho trước mắt cũng như lâu dài. 



PV

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !