Đầu tư chứng khoán cuối năm 2021: "Đãi cát tìm vàng"

Bức tranh sáng của thị trường chứng khoán đang bị điểm nhiều gam màu tối khi dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát dữ dội.

Với đà tăng trưởng lợi nhuận tốt như vậy của khối doanh nghiệp, nếu không có sự trở lại của dịch COVID-19 thì việc đầu tư có lẽ đã dễ dàng hơn. Ngày 5/8, VN-Index tăng điểm phiên thứ 9 liên tiếp nhưng khảo sát trên các diễn đàn cho thấy, nhiều nhà đầu tư vẫn "chưa về bờ" sau cú điều chỉnh giảm gần cả tháng 7. Cổ phiếu đang cầm liệu là khoản đầu tư đáng giá hay là món nợ cần sớm cắt lỗ?

Theo thống kê tăng trưởng lợi nhuận của chứng khoán Tân Việt, loại đi nhóm viễn thông vốn chỉ có 1 vài doanh nghiệp, tài nguyên cơ bản (như xi măng, sắt thép) tăng ấn tượng nhất hơn 200%, bất động sản, hàng cá nhân gia dụng (dệt may) và dịch vụ công nghiệp (như cảng biển) cùng tăng hơn 100%. Liệu đây có tiếp tục là những điểm đến của dòng tiền trong năm nay?

Một điểm chung của những nhóm ngành vừa điểm qua đó là sự gắn liền với nền kinh tế hồi phục sau đại dịch. Ví dụ như ngành dệt may, với việc 2 thị trường lớn là Mỹ và Châu Âu mở cửa lại nền kinh tế với nhu cầu tiêu dùng lớn. Tuy nhiên khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, trả lời báo chí mới đây, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vitas cho biết: "Nếu dịch bệnh còn tiếp tục thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Chúng ta không còn có khả năng để giữ khách hàng tại Việt Nam. Nhãn hàng tiếp tục nhìn thấy thị trường Việt Nam không ổn định, họ sẽ chuyển đi".

Đầu tư chứng khoán cuối năm 2021: Đãi cát tìm vàng - Ảnh 1.

Cơ hội từ hiệu ứng đầu tư công

Sau 6 tháng đầu năm có phần không như kỳ vọng, giải ngân đầu tư công chỉ đạt 171.900 tỉ đồng, hoàn thành vỏn vẹn được 36,8% kế hoạch năm. Chính phủ đang có những động thái quyết liệt, phấn đấu tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước năm 2021 đạt 95-100%, trong đó, đến hết quý III/2021, giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch.

Theo chứng khoán Agriseco, các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, đồng thời hưởng lợi từ xu hướng đầu tư công sẽ là cơ hội đầu tư tiềm năng trong thời gian tới như bất động sản, vật liệu xây dựng, xây dựng, thi công công trình…

Theo chia sẻ vui của chuyên gia kinh tế với Bản tin TCKD, việc đi tìm một cổ phiếu tốt bây giờ cần 3 yếu tố là Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa, tức là:

Thiên thời là thích ứng được hay hưởng lợi từ yếu tố COVID.

Địa lợi là gắn với triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam.

Nhân hòa là đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn và vì cổ đông.

Triển vọng đầu tư nửa cuối năm 2021

Sau đây là 1 số nhóm ngành nhà đầu tư có thể tham khảo:

Chứng khoán

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc chiến lược đầu tư, Công ty Dragon Capital: Theo tính toán của chúng tôi, GDP/đầu người của Việt Nam đang vào khoảng 5.000 USD, tức là người dân cũng dần bớt lo lắng về chuyện cơm áo gạo tiền và có của để đầu tư, thị trường chứng khoán chúng ta đang như Đài Loan (Trung Quốc) 10-20 năm trước, sự gia nhập của nhà đầu tư mới không dừng lại và sẽ tiếp diễn ít nhất 5 năm tới.

Công nghệ thông tin

Ông Lê Quang Minh, Giám đốc Phân tích Đầu tư, CTCK Mirae Asset Việt Nam: Công nghệ thông tin là 1 nhóm có thể nói khá phong độ dù có COVID-19, thậm chí nhờ COVID-19 tăng mạnh hơn. Nhu cầu sử dụng IoT, chuyển đổi số của xã hội đang diễn ra nhanh mạnh hơn.

Bất động sản công nghiệp

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc: Chủ nhật vừa rồi, ngay tại khu tôi có 1 doanh nghiệp công nghệ cao khởi công xây nhà máy mấy chục triệu USD. LG cũng đặt đất khi biết thông tin chúng tôi đang triển khai phát triển giai đoạn 3,điều này có nghĩa là Việt Nam giữ được niềm tin tốt với doanh nghiệp nước ngoài.

Logistics cảng biển

Bà Nguyễn Thị Phương Lam, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Rồng Việt: Cảng biển, logistic tiếp tục hưởng lợi từ cước vận tải tăng cao, hoạt động thương mại sôi động trong mùa xuất khẩu cuối năm.

 

Đầu tư chứng khoán cuối năm 2021: Đãi cát tìm vàng - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Cổ phiếu ngân hàng: Lợi thế ở những ngân hàng có câu chuyện riêng

cổ phiếu ngân hàng là cổ phiếu rất quen thuộc nhưng hiệu quả đầu tư vẫn chưa bao giờ "lỗi thời". Dù vừa đạt 1 đỉnh tăng trưởng lợi nhuận và giá vào quý 2 nhưng với định vị VN-Index có thể lên mốc 1.500 điểm vào cuối năm, không thể thiếu đi lực đẩy từ 1 nhóm cổ phiếu đang chiếm hơn 1/3 vốn hóa thị trường. Tất nhiên, lựa chọn cổ phiếu ngân hàng giờ cần sự chọn lọc hơn khi rủi ro nợ xấu ngày càng bộc lộ.

100% ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán đã báo cáo kết quả kinh doanh quý 2, lãi nghìn tỷ có, lãi gấp 3,4 lần cùng kỳ có hay thậm chí giảm lợi nhuận cũng có. Nhưng điểm chung là giá cổ phiếu nhóm này lại có phần chững lại vì nhà đầu tư cho rằng lợi nhuận quý 2 là đạt đỉnh và đã phản ảnh vào thị giá.

Ông Nguyễn Minh Hạnh. Giám đốc quản trị danh mục quỹ đầu tư Finlead cho biết: "Mọi người đang nhìn nhận theo hướng lợi nhuận sẽ giảm tốc, thay vì tăng trưởng 60-70% trong quý 2 thì chỉ còn 13-14%".

70%-75% lợi nhuận ngân hàng đến từ tín dụng, dù được nới room nhưng nhiều ngân hàng sẽ sớm chạm trần. Tuy nhiên, theo những người trong cuộc bên cạnh các nguồn thu từ bảo lãnh, thanh toán, phái sinh và đầu tư thì còn là nhờ giảm đến hơn 90% chi phí nhờ giao dịch online.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Tiên Phong, nói: "Chúng tôi đã đặt ra tỷ lệ tăng trưởng tín dụng không quá cao mà phải làm sao để giảm chi phí và duy trì thậm chí xác định trước lãi suất cho vay phải hạ".

Cùng với đó, để tăng room tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn, các ngân hàng tích cực tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu thông qua trả cổ tức hoặc bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược. Theo các chuyên gia, sự bứt tốc của nhóm ngành vào quý 4 sẽ bù đắp cho cả năm như tiền lệ đã xảy ra ở năm 2020.

Bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư SSI nhận định: "Diễn biến cổ phiếu cuối năm sẽ có sự phân hóa, nhà đầu tư có thể lựa chọn các cổ phiếu có câu chuyện riêng như là tăng vốn đê đầu tư dài hạn, dự kiến năm 2022 mức tăn là trên 22%".

Đầu tư bây giờ không dễ dàng như giai đoạn từ nửa cuối năm 2020 bởi đó là khi mọi thứ đều đi lên từ đáy. Bây giờ mặt bằng cổ phiếu đều đã về mức trước dịch, thậm chí là hơn thì việc đầu tư sẽ cần "đãi cát tìm vàng" hơn, kể cả là trong 1 nhóm ngành có triển vọng. Nhưng dù thế nào, với bối cảnh lãi suất còn thấp và chưa có dấu hiệu tăng, chứng khoán vẫn đang là kênh đầu tư hấp dẫn, là nơi tạo thêm nguồn thu nhập cho nhiều người dân, đặc biệt giữa những khó khăn của dịch bệnh.

Dòng tiền quay lại thị trường, cổ phiếu ngân hàng, bất động sản hay bán lẻ sẽ hot?

Dòng tiền quay lại thị trường, cổ phiếu ngân hàng, bất động sản hay bán lẻ sẽ hot?

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, thép… nhiều khả năng sẽ tiếp tục hồi phục chậm trong tuần này, trong khi đó nhóm cổ phiếu bất động sản, cảng biển, xuất khẩu, phân bón, bán lẻ… sẽ tập trung được sự quan tâm của dòng tiền....

Theo vtv

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Hội nghị sữa toàn cầu 2024: Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero

Trong lần thứ 4 tham dự Hội nghị sữa toàn cầu, Vinamilk mang đến một hình ảnh ấn tượng với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về bước tiến của ngành sữa Việt Nam vì mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.

Vinamilk công bố báo cáo phát triển bền vững chủ đề ‘Net Zero 2050’

Báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk - doanh nghiệp được đánh giá cao về các thực hành ESG, luôn được các nhà đầu tư, cộng đồng quan tâm, nghiên cứu. Báo cáo năm 2023 vừa được Vinamilk công bố có chủ đề “Để tâm thay đổi - Net Zero 2050”.

Đưa sản phẩm sữa Việt Nam vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu

Nhiều nhà mua hàng, chuỗi phân phối quốc tế lớn đã kết nối với Vinamilk cho nhu cầu về sản phẩm sữa, thức uống dinh dưỡng tại Triển lãm kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024 vừa qua.

Sức hút của Vinamilk tại triển lãm quốc tế ngành sữa Vietnam Dairy 2024

Tại Triển lãm quốc tế chuyên ngành sữa và sản phẩm sữa 2024 (Vietnam Dairy 2024), Vinamilk gây ấn tượng khi mang đến không gian đa chiều - trải nghiệm đa giác quan; đồng thời truyền cảm hứng về hành trình Net Zero với nhiều điểm nhấn nổi bật.

Agribank hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sẵn sàng và chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng, cùng tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn.

Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng ưu đãi khách hàng vay lãi suất thấp

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, Agribank cung ứng hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi để triển khai 10 chương trình tín dụng lãi suất thấp cho cá nhân và doanh nghiệp.