Dấu ấn Trường Sa

Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5/2014, chúng tôi vinh dự được tham gia vào đoàn công tác số 8, vượt ngàn hải lý ra Trường Sa.
Dấu ấn Trường Sa - ảnh 1

Chiến sĩ Trường Sa tuần tra trên đảo Sơn Ca.

Trên con tàu Hải quân HQ996 của Tư lệnh vùng 4, chúng tôi cùng hơn 200 thành viên đã có một chuyến hành trình đầy ý nghĩa.

Trường Sa tươi xanh

Xuất phát từ quân cảng Cam Ranh, lênh đênh trên đại dương 10 ngày, chúng tôi lần lượt được tới thăm các đảo: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Cô Lin, Đá Nam, Đá Thị... Đoàn công tác số 8 rất may mắn khi đi vào đúng thời điểm sóng yên, gió lặng. Ngoài khơi xa, nước biển trong vắt. Tàu lướt êm trên mặt biển mà tưởng như đang được lướt trên một khối thạch khổng lồ.

Phải khẳng định rằng thiên nhiên ở ngoài quần đảo Trường Sa nước ta vô cùng thơ mộng, tươi đẹp. Trên các hòn đảo nổi đâu đâu cũng thấy rợp bóng cây xanh. Đảo Song Tử Tây hùng vĩ dáng phong ba, đảo Sơn Ca đẫm sắc tra, đảo Nam Yết rợp bóng dừa và Sinh Tồn được bao bọc trong màu xanh của mù u, phi lao, đa, bàng, bão táp. Những rặng cây xanh tốt được vun trồng trên đảo nhằm ngăn chặn sóng to, gió lớn. Công cuộc xanh hóa Trường Sa còn giúp điều hòa sinh thái môi trường, ngọt hóa nguồn nước trên các đảo, làm cho các giếng nước lợ ngọt thêm.

Tới bất cứ hòn đảo nào, tôi cũng đều cố gắng leo lên ngọn hải đăng chót vót để có thể quan sát được quang cảnh toàn đảo. Ở vị trí cao nhất đó, ẩn hiện trong những lùm cây xanh tươi, tôi thấy những cánh quạt gió lấp lánh, mái ngói đỏ thắm, vườn hoa rực rỡ, sân thể thao mơn mởn cỏ… Trên đảo có tất thảy những màu sắc sống động để tạo dựng nên một cuộc sống vui tươi, đủ đầy giống như ngoài đất liền.

Tình đồng chí nồng ấm

Sống ở Trường Sa là sống giữa bốn bề mênh mông sóng nước. Để có thể thích nghi với cuộc sống biệt lập, ngoài bản lĩnh sắt đá, ý chí kiên trung, còn cần có cả tình người nồng ấm. Những chiến sĩ Trường Sa dáng dấp rắn rỏi, kiên trường là vậy, nhưng nội tâm họ cũng dạt dào, tha thiết hơn tất thảy. “Ở đây chúng tôi sống rất vui”, đó là lời khẳng định của các chiến sĩ trẻ đang huấn luyện ngoài Trường Sa. Hầu hết các chiến sĩ đều chỉ ở độ tuổi 20. Một ngày của những chiến sĩ trên đảo bao gồm việc huấn luyện, học tập, tăng gia và canh gác. Sau đó, niềm vui đơn sơ của các chiến sĩ chỉ là được cùng nhau đàn hát trong các buổi giải lao và cùng chơi thể thao vào mỗi buổi chiều tối. “Chúng tôi ở đây đến từ mọi miền quê nhưng sống với nhau như anh em một nhà. Những buổi ca hát, ai cũng tranh nhau hát bài hát viết về quê hương mình, vừa là để khoe với các bạn, lại vừa cho đỡ nhớ nhà”, chiến sĩ trẻ Nguyễn Tấn Lộc, trên đảo Song Tử Tây hồn nhiên kể.

Những người chỉ huy thì chia sẻ với tôi rằng đã ở trên một đảo, cấp bậc trên dưới không còn tạo ra khoảng cách. Chỉ huy coi tất cả chiến sĩ trong phân đội mình đều như em út trong nhà. Giờ huấn luyện và học tập, cần nghiêm khắc sẽ nghiêm khắc, ngoài những giờ đó ra, chỉ còn lại tình cảm anh em. Vì các chiến sĩ trên đảo hầu hết đều có tuổi đời còn rất trẻ, phải ra đây sống trong môi trường gian khổ, xa đất liền, xa người thân, đó đã là một thử thách rất lớn rồi.

Những công trình khẳng định chủ quyền

Thời điểm chúng tôi tới thăm đảo Sinh Tồn cũng là lúc nơi này vừa mới làm lễ khánh thành một ngôi trường tiểu học trên đảo. Trường Tiểu học Sinh Tồn có diện tích 383m2 gồm sáu phòng học, thư viện, phòng giáo vụ, hai phòng công vụ dành cho giáo viên, sân chơi, khu vệ sinh, bể chứa nước ngọt và các trang thiết bị giáo dục cơ bản. Đây là công trình trường học thứ hai được đưa vào sử dụng tại Trường Sa theo chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” giai đoạn 2.

Vừa lên tới đảo Sơn Ca, chỉ huy đảo đã dẫn tôi tới tham quan một vườn hoa rất đặc biệt mang tên “Khuôn viên Võ Nguyên Giáp”. Khuôn viên này rộng khoảng 100m2 nhìn ra phía biển, nằm ở bên trái đường vào sở chỉ huy đảo. Được biết, khuôn viên do các chiến sĩ trên đảo xây dựng và hoàn thiện trong 103 ngày công để tỏ lòng tưởng nhớ vị Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Trung tá Đỗ Thế Tuyến, Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca cho biết, Sơn Ca là đảo đầu tiên trong quần đảo Trường Sa có sáng kiến làm một khu vực riêng tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

Từ đây, mô hình này đang được nhân rộng ra các đảo tiếp theo. Cùng với Nhà tưởng niệm Bác Hồ, Tượng đài Trần Hưng Đạo, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã được xây dựng trên các hòn đảo Trường Sa, thì vườn hoa mang tên Đại tướng tiếp tục sẽ vừa là những địa chỉ văn hóa, vừa là địa chỉ đỏ, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, tiếp thêm sức mạnh, nghị lực cho các cán bộ, chiến sĩ và các thế hệ người dân trên quần đảo trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng.

Quỳnh Hậu

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !