Dập nát cẳng chân do bị cuốn vào máy làm gạch, vì sao tai nạn lao động cứ xảy ra thường xuyên?

Khoa Chấn thương I, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ vừa phẫu thuật thành công cho một trường hợp bị tai nạn lao động dập nát cẳng chân.

{keywords}
nát - chân.jpg

Bệnh nhân là Nguyễn T.H sinh năm 1971, trú tại Hà Thạch – Thị xã Phú Thọ - Phú Thọ nhập viện trong tình trạng dập nát cẳng chân phải do tai nạn lao động.

Sau tai nạn, người bệnh mất vận động chân phải, vết thương nát toàn bộ cẳng chân, người bệnh đã được sơ cứu ở Bệnh viện Huyện sau đó chuyển tuyến đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ điều trị.

Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, qua thăm khám: cẳng chân phải dập nát toàn bộ phần mềm và xương từ 1/3 giữa xướng đến cổ chân, mất toàn bộ da, nát cơ, phần mềm, xương gãy nhiều đoạn, vết thương bẩn nhiều bùn đất lẫn dầu máy, chảy nhiều máu. Người bệnh được chẩn đoán gãy hở độ IIIC 2 xương cẳng chân phải do tai nạn lao động.

Người bệnh có chỉ định phẫu thuật kết hợp xương nối mạch máu thần kinh, cắt lọc phần mềm dập nát, khâu bảo tồn.

Sau phẫu thuật 4 ngày, hiện tại người bệnh tỉnh, không sốt, vết mổ chân phải dịch thấm băng. Ngọn chi hồng ấm, vận động hạn chế, cảm giác tốt.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Bảy – Trưởng khoa Chấn thương I cho biết, đây là ca bệnh rất đặc biệt, vì tổn thương và dập nát quá nhiều, trước nguy cơ phải cắt cụt chân phải.

"Qua thăm khám, chúng tôi thấy bàn ngón chân phải còn hồng ấm, mạch mu chân phải còn bắt được, vì vậy chúng tôi đã quyết tâm phẫu thuật bảo tồn giữ lại chân cho người bệnh", BS Bảy nói.

Bác sĩ Bảy cho biết thêm, việc bảo tồn chân cho người bệnh có thể coi là thành công. Tuy nhiên, do tổ chức cơ và da dập nát nhiều, người bệnh cần phải trải qua một vài cuộc phẫu thuật nữa để cắt lọc tổ chức hoại tử và ghép da, cơ. Để giữ được chân của người bệnh cần sự cố gắng của cả các y bác sĩ và người bệnh.

Dù được cảnh báo rất nhiều về tai nạn lao động nhưng trên thực tế vẫn thường xuyên xảy ra, nguyên nhân do sự chủ quan, thiếu trang bị phòng hộ của người lao động và chủ sử dụng lao động. 

Trước đó, vào 11h30p ngày 4/3, tại xã Phương Viên, Hạ Hòa một vụ tai nạn kinh hoàng và cũng lại là do máy bóc gỗ gây ra. Nạn nhân là nam thanh niên 28 tuổi trong lúc làm việc với máy bóc gỗ, do sơ xuất nạn nhân bị quấn vào quả lu khi máy đang chạy.

Nam thanh niên 28 tuổi bị máy bóc gỗ lột toàn bộ vùng da lưng, cổ, ngực: Cách bảo quản chi thể đứt rời

Nam thanh niên 28 tuổi bị máy bóc gỗ lột toàn bộ vùng da lưng, cổ, ngực: Cách bảo quản chi thể đứt rời

Sơ xuất trong lúc vận hành máy bóc gỗ, nam thanh niên 28 tuổi bị quấn vào quả lu khiến bị lóc toàn bộ da vùng lưng, cổ, ngực, cánh, cẳng tay … lộ cơ, xương, diện tích bị lóc da lên tới trên 50%.

Để bảo đảm an toàn trong quá trình lao động, các chuyên gia khuyến cáo, người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng. 

Theo quy định đối với chủ sử dụng lao động cần phải tuân thủ các quy định. Cụ thể, cần kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Trong đó, các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Ngoài ra, người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động thực hiện.

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao động.

Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ.

N. Huyền 

Thủ đoạn lừa đảo bằng clip chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chữa bệnh trên mạng

Cơ quan chức năng khẳng định các vi phạm trọng điểm, điển hình trong hoạt động quảng cáo y tế trên không gian mạng, nền tảng mạng xã hội như Facebook,TikTok... sẽ bị xử lý trong thời gian tới.

9 triệu chứng ung thư vòm họng giống cảm cúm

Ung thư vòm họng là loại ung thư nguy hiểm, người mắc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan.

Bỏ một thói quen làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bỏ hút thuốc làm giảm 30-40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, ngăn ngừa các biến chứng.

3 thực phẩm có thể giúp bạn thêm 10 năm tuổi thọ

Ăn thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và trái cây có thể tạo ra sự khác biệt lớn về tuổi thọ.

Loại quả nấu đủ món ngon, chữa nhiều căn bệnh

Đậu bắp xuất hiện khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy vậy, không phải ai cũng biết công dụng của loại thực phẩm này, nhất là với người bị bệnh đường ruột, xương khớp hoặc cao huyết áp.

So sánh tác dụng của trà đá và trà nóng

Hai loại trà đá và nóng đều tốt cho sức khỏe nhưng có một số khác biệt về hương vị, tác dụng giảm cân, bù nước.

Phân biệt giữa mẩn đỏ thông thường và ung thư da

Ung thư da thường dẫn tới các vết đổi màu trên da có xu hướng lớn dần, loét, chảy máu, đau khi chạm vào.

Loại rau thường có trong mâm cơm mỗi nhà nhưng không phải ai cũng nên ăn

Rau đay có rất nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng chữa bệnh, không kỵ với thực phẩm khác. Tuy nhiên, một số đối tượng nếu ăn quá nhiều rau đay sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ba lý do khiến nhiều người ăn hải sản bị ngộ độc

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều trường hợp ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn các loại hải sản ở rạn san hô như cá chình, cá hồng, cá mòi.

Kiểm tra dịch vụ xe cấp cứu tư nhân ở TP.HCM, phát hiện hàng loạt vi phạm

TP.HCM có 8 cơ sở tư nhân cung ứng dịch vụ vận chuyển cấp cứu được Sở Y tế cấp phép. Đợt kiểm tra toàn diện vừa qua cho thấy có đến 6 cơ sở vi phạm, bị đề nghị xử phạt hành chính.

Đang cập nhật dữ liệu !