Đảo Ngọc Vừng đang thay da đổi thịt

Từ thị trấn Vân Đồn, ngồi 3 tiếng trên tàu sẽ đặt chân tới đảo Ngọc Vừng, nơi được mệnh danh là đảo Ngọc.

Theo các bậc cao niên, đảo Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được bao bọc, chia cắt bởi nhiều ngọn núi cao, trong đó núi Ngọc ở ngay giữa đảo. Xưa kia nơi đây vốn nổi tiếng nhiều ngọc trai, thậm chí vào ban đêm, ánh sáng lấp lánh phát ra từ ngọc trai làm sáng rực cả một vùng. 

Cụ Phạm Văn Nghi (95 tuổi, thôn Ngọc Nam) là người sống lâu nhất trên đảo. Cụ nhớ lại: "Năm 1977, tôi được các đồng chí trên huyện bảo nếu đưa gia đình lên huyện sống thì sẽ cho một căn nhà. Nhưng tôi nghĩ quê hương là chùm khế ngọt, tôi lại là người đầu tiên làm cách mạng ở đảo Ngọc Vừng, là cán bộ thì phải ở lại cùng chịu khó khăn với dân".

Theo thời gian, các con cụ trưởng thành, rời khỏi đảo đi học tập, công tác, nghỉ hưu cụ về ở với con gái. Năm 1994, một lần nữa đảo Ngọc Vừng khó khăn, người dân bỏ đi quá nửa. "Con cái tôi cũng gọi điện mời bố tới ở cùng. Nhưng lúc đó, các đồng chí ở thường vụ huyện ủy bảo tôi, nếu cụ đi thì dân đảo sẽ đi hết. Tôi vẫn quyết ở lại, đến từng nhà, vận động từng người dân ở lại trên đảo. Ngọc Vừng hồi đó là vùng đất khó khăn nhất của huyện Vân Đồn. Nếu không giữ được dân thì không giữ được đất, được đảo. Cuối cùng còn 500 khẩu bám đảo sinh sống và làm ăn", cụ Nghi kể lại.

Đảo Ngọc Vừng đang thay da đổi thịt - ảnh 1

Xe chở khách du lịch tham quan đảo

Cùng cụ Nghi, bà Nguyễn Thị Lợi (78 tuổi) cũng là một trong số những người bám đảo đến cùng. Bà hồi tưởng: "Ngày xưa, tôi làm Phó chủ tịch Hội Phụ nữ xã. Ông nhà tôi làm cách mạng trong đội Vệ Quốc quân. Thời kháng chiến chống Mỹ, cán bộ phổ biến cho dân thực hiện khẩu hiệu ba không: không biết, không thấy, không nói. Nhiều bộ đội về đây trú ngụ và được bà con bao bọc, chăm sóc. Chồng tôi cũng được huyện phân đất nhưng lúc đó tôi nhất định không rời khỏi đảo. Từ bé tới giờ, chúng tôi sinh ra ở đây, ông bà họ hàng nội ngoại đều ở đây. Xa quê tôi không sống được. Thế là cả nhà tôi không ai đi cả. Hiện nay, ngoài hai con đi công tác và làm việc ở xa, còn lại năm người con của tôi đều sinh sống ở đảo này".

Từ năm 2001, nghề đánh bắt thủy sản phát triển có chiều hướng chậm lại do ngư trường cạn kiệt, phương tiện đánh bắt nhỏ và cũ, xã đã bắt đầu vận động nhân dân nuôi các lồng bè cá, nuôi tôm. Hai năm sau, 50 ha mặt nước ghềnh nuôi nhuyễn thể (ốc, tu hài) được thí điểm.

"Từ ngày được xã cho vài chục mét nước nuôi ốc, gia đình con gái tôi đã khá hẳn lên. Giống ốc này chỉ cần mua về, thả ra ghềnh, không mất công nuôi, không tốn tiền thức ăn. Theo bọt nước từ ngày này sang ngày khác, ốc lớn lên rồi bắt ốc về mang bán. Mỗi năm trừ giống cũng thu nhập được khoảng vài chục triệu đồng", bà Lợi chia sẻ.

Theo cụ Nghi, muốn giữ dân ở đảo thì phải giải quyết được kinh tế cho người dân, cần cán bộ có kinh nghiệm, nâng cao dân trí. Giữ được dân mới giữ được đảo. "Vui nhất là nhiều con cháu của đảo này, sau khi đi học tập lại quay trở lại đảo để cống hiến, làm việc", cụ Nghi hồ hởi nói.

Đảo Ngọc Vừng đang thay da đổi thịt - ảnh 2

Các em học sinh Trường THCS Ngọc Vừng

Ngày nay, đảo Ngọc Vừng đang thay da đổi thịt. Sáng sớm bà con rậm rịch đi xe máy, ra biển bắt ốc. 7 h tối, ánh điện từ máy phát điện sáng rực xung quanh các thôn Bình Minh, Ngọc Nam. Tiếng tivi vang trong mỗi căn nhà. Không chỉ có những người già tâm huyết bám đảo đến cùng như cụ Nghi, bà Lợi mà còn hàng loạt những bạn trẻ đã ở lại sinh sống và làm việc trên đảo. Cùng với những dự án về nước sạch, về điện, đầu tư phát triển du lịch và làm đường xuống thôn Ngọc Hải, và những người yêu đảo, Ngọc Vừng không xa sẽ vươn lên mạnh mẽ giữa biển trời tổ quốc.
Cẩm Hạnh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !