Đánh giá tiềm năng của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế biển

Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển với lợi thế về địa - chính trị, địa - kinh tế khi nằm trên bờ Biển Đông, nơi tuyến hàng hải sôi động của thế giới chạy qua, có biển, vùng bờ biển và hải đảo phong phú tài nguyên.

Có thể khẳng định, lợi thế về vị trí địa lý đã đem lại cho nền kinh tế biển Việt Nam một tiềm năng phát triển vô cùng lớn.

Tiềm năng kinh tế biển của Việt Nam là rất lớn.

Với chiều dài bờ biển 3.260km, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ. Theo đó, bình quân cứ 10km2 đất liền có 1km bờ biển, cao gấp 6 lần chỉ số trung bình của thế giới. Việt Nam có hơn 3.000 hòn đảo và hơn 1 triệu km2 vùng biển kinh tế đặc quyền rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, chứa đựng nhiều hệ sinh thái quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

Xét về vị thế, vùng biển Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng, là con đường biển ngắn nhất nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và hiện nay là tuyến hàng hải nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới. Trong lịch sử và cho đến tận bây giờ, đây vẫn là con đường huyết mạch nối liền đông bán cầu và tây bán cầu. Việt Nam cũng nằm tại khu vực có nhiều nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay, như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á khác.

Nghiên cứu về vấn đề này, PGS,TS. Vũ Thanh Ca, Viện Chiến lược chính sách tài nguyên - môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhấn mạnh: “Giá trị cao của địa - chính trị vùng biển Việt Nam thể hiện ở chỗ nó nằm tại khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao và là cầu nối giữa nhiều cường quốc kinh tế và chính trị trên thế giới. Vùng biển Việt Nam lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều khu vực ấm quanh năm, rất thuận lợi cho du khách từ nhiều quốc gia, đặc biệt từ các quốc gia có mùa đông lạnh tới nghỉ dưỡng, tắm biển…

Tài nguyên vị thế trên vùng biển Việt Nam còn thể hiện ở giá trị sử dụng của không gian biển. Với vị trí thuận lợi cho giao thông và các vũng, vịnh kín có độ sâu lớn, rất thuận lợi làm cảng, không gian rộng lớn ở ven biển và trên bờ biển rất thuận lợi để phát triển các khu kinh tế. Không gian mặt nước và các bãi bồi ven biển cũng rất thuận lợi để nuôi trồng hải sản, đặc biệt là các hải sản có giá trị kinh tế cao.”

Ngoài giá trị về vị thế, vùng biển Việt Nam còn có nhiều nguồn tài nguyên phong phú, trong đó giá trị lớn là dầu khí, nguồn lợi thủy sản… Theo các số liệu thống kê, trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hằng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Dọc ven biển có tên 37 vạn ha mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn - lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu như tôm, cua, rong câu. Ngoài ra còn có hơn 50 vạn ha các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, phá Tam Giang, vịnh Vân Phong… là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển. Bờ biển Việt Nam cũng có nhiều vũng, vịnh sâu kín gió, rất thuận lợi để làm cảng biển. 

Với đường bờ biển dài và hơn 3.000 hòn đảo, Việt Nam được thiên nhiên ban phú cho nhiều bãi tắm đẹp, có giá trị nghỉ dưỡng cao. Theo thống kê, dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển đẹp, trong đó, một số bãi biển và vịnh được đánh giá là những bãi biển và vịnh đẹp nhất của thế giới như bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Phú Quốc (Kiên Giang), Eo gió (Bình Định), vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô, đặc biệt, vịnh Hạ Long với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Điều này tạo nhiều lợi thế cho Việt Nam phát triển du lịch biển.

Tài nguyên biển phong phú chính là tiền đề cho xây dựng các chiến lược về biển. Trong đó, Nghị quyết 09-NQ/TW, ngày 09-02-2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đặt mục tiêu đưa đất nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển theo hướng phát triển bền vững, phấn đấu đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP; 55-60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện thêm một bước đáng kể đời sống cho nhân dân vùng biển và ven biển; có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2 lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước.

Lam Giang

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !