Đan Mạch, Nga đua nhau giành chủ quyền Bắc Cực

Cuộc chiến chủ quyền trên Bắc Cực đã được hâm nóng khi Đan Mạch phải đối mặt với Nga, quốc gia đang tăng cường hiện đại hóa sức mạnh quân sự tới khu vực bờ biển giáp vùng đất lạnh giá này.

Copenhagen đã trích dẫn các dữ liệu khoa học và khẳng định Greenland, vùng đất tự trị thuộc Đan Mạch, nằm trên đỉnh đầu thềm lục địa kết nối với cấu trúc ở dưới đáy Bắc Băng Dương. 

Còn theo hãng tin AP, Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Martin Lidegaard tuyên bố thông tin trên cho thấy quốc gia này có chủ quyền và quan trọng hơn là sở hữu các nguồn tài nguyên năng lượng quý giá tại Bắc Cực. Ông Lidegaard còn nhấn mạnh Đan Mạch sẽ đệ đơn lên Liên Hợp Quốc để đăng ký chủ quyền kiểm soát khu vực này. 

Đan Mạch, Nga đua nhau giành chủ quyền Bắc Cực - ảnh 1

Muốn giành quyền kiểm soát Bắc Cực, Đan Mạch phải đối đầu với Nga.

"Đây là một dấu mốc lịch sử đối với Đan Mạch và nhiều quốc gia khác bởi Bắc Cực là vùng đất có ý nghĩa quan trọng tác động tới cuộc sống của nhiều người. Sau khi quỷ ban Liên Hợp Quốc đưa ra quyết định dựa trên các dữ liệu khoa học, tiến trình chính trị sẽ theo sau. Tôi biết rằng việc phân định sẽ mất thời gian và câu trả lời sẽ phải mất vài thập niên tới", AP dẫn lời ông Lidegaard. 

Mới đây, Mỹ đã ước tính khu vực đáy biển Bắc Cực chứa khoảng 15% trữ lượng dầu mỏ còn sót lại trên thế giới, cùng với 30% lượng khí đốt tự nhiên trên hành tinh và 20% lượng khí đốt hóa lỏng. Do dó, bất cứ quốc gia nào giành được thành công trong cuộc chiến tuyên bố chủ quyền tại Bắc Cực, sẽ có quyền khai thác nguồn tài nguyên quý giá này. 

Trong thời gian qua, 5 quốc gia đã cùng đưa ra tuyên bố chủ quyền tại Bắc Cực gồm Mỹ, Canada, Nga, Na Uy và Đan Mạch. Do toàn bộ các quốc gia này đều có đường biên giới giáp Bắc Cực nên họ được tự do theo đuổi những chính sách riêng của mình để khẳng định chủ quyền tại vùng đất lạnh giá này. 

Ngoài ra, bằng việc tuyên bố cấu trúc dưới đáy biển Bắc Cực nối với Greenland, theo giả thuyết, Đan Mạch có thể khẳng định chủ quyền với bất cứ nguồn tài nguyên khoáng sản và dầu mỏ nằm dưới đáy biển. 

Ngoài nguồn tài nguyên thiên nhiên, bất cứ quốc gia nào kiểm soát Bắc Cực sẽ có thể giành quyền kiểm soát "Tuyến đường Biển Bắc" (Northern Sea Route). Khi mà càng nhiều tảng băng lớn tại Bắc Cực tan chảy dưới tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, hoạt động giao thông đường thủy qua vùng biển này sẽ trở thành tuyến đường giao thương vận chuyển hàng hóa nhanh nhất thế giới. Thông thường, các tàu thuyền chở hàng từ châu Âu sang châu Á đi qua "Tuyến đường Biển Bắc" sẽ chỉ mất 35 ngày. Trong khi, thời gian di chuyển giữa 2 lục địa này qua kênh đào Suez sẽ phải mất 48 ngày. 

Đan Mạch, Nga đua nhau giành chủ quyền Bắc Cực - ảnh 2

Nga hiện tăng cường hiện đại hóa sức mạnh quân sự tới các căn cứ trên Bắc Cực.

Điều đáng nói là, Nga cũng đang tìm cách kiểm soát "Tuyến đường Biển Bắc". Do đó, nếu muốn giành được quyền kiểm soát và tuyên bố chủ quyền trên Bắc Cực, Đan Mạch sẽ không còn lựa chọn nào khác là phải đối đầu với Nga. 

Trước đó, dựa theo những nghiên cứu khoa học, Moscow cũng khẳng định thềm lục địa của Nga đã mở rộng xuống phía dưới Bắc Cực nhiều hơn so với trước đây. Bộ trưởng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nga cho hay thông qua Liên Hợp Quốc, Moscow sẽ tìm cách mở rộng thêm 1,2 triệu km2 diện tích các đường biên giới tại Bắc Cực. 

Đồng thời, Nga cũng nhanh chóng quân sự hóa khu vực bờ biển Bắc Cực giáp quốc gia này. Theo đó, Moscow đã cho mở cửa 1/3 cảng quân sự trong tổng số 16 cảng dọc khu vực bờ biển Bắc Cực. Theo kế hoạch, tới năm 2025, Nga hy vọng đặt 13 sân bay và 10 trạm radar phòng không tại khu vực này. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Associated Press (AP) của Mỹ. Đây là hãng tin lớn nhất trên thế giới, có trụ sở tại New York. AP cũng là một trong những nguồn cung cấp tin tức lớn nhất cho các tờ báo, đài truyền hình và đài phát thanh trên thế giới.

MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !