Dân khu Mả Lạng nói gì về dự án “treo” gần 20 năm?

Được quy hoạch dự án từ năm 2000 và trải qua hai đời chủ đầu tư, nhưng đến nay dự án nằm trên đất khu Mả Lạng vẫn "án binh bất động", gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của hàng ngàn hộ dân nơi đây.

Sống tạm bợ trong chính nhà mình

Khu đất giới hạn bởi 4 tuyến đường Nguyễn Cư Trinh – Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh – Trần Đình Xu thuộc địa bàn phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 và được xem là khu “tứ giác vàng” tại TP.HCM.

Nằm ở khu vực trung tâm Thành phố, nhưng theo lịch sử, trước năm 1975 nơi này là nghĩa địa. Sau khi các mộ phần được dời đi, không ít người vô gia cư đã tìm về đây sinh sống dần hình thành nên khu dân cư. Tên gọi Mả Lạng bắt nguồn từ đây. Khu dân cư có nhiều ngõ hẻm ngoằn ngoèo này từng là điểm “nóng” về tệ nạn ma tuý.

Từ năm 2000, khu Mả Lạng được quy hoạch dự án và giao cho Tổng công ty địa ốc Sài Gòn triển khai. Nhiều năm sau dự án có quy mô 6,8ha này vẫn không thực hiện được. Đến năm 2006, khu đất được giao cho một tập đoàn khác xây dự án tổ hợp cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ kết hợp chỉnh trang đô thị.

Hàng ngàn hộ dân khu Mả Lạng phải sống tạm bợ trong chính căn nhà của mình vì dự án "treo" gần 20 năm nay.

Theo thống kê sơ bộ, nếu dự án triển khai sẽ có khoảng 1.424 căn nhà, gồm 1.391 căn của cá nhân và 33 căn của tổ chức ở khu Mả Lạng bị giải toả. Số tiền dự kiến để bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án vào khoảng 4.000 tỷ đồng. Thế nhưng suốt 17 năm qua, dự án khu tổ hợp quy mô này vẫn nằm im lìm.

Mới đây, UBND quận 1 đã tổ chức buổi đối thoại với tất cả các hộ dân tại khu Mả Lạng để lắng nghe ý kiến cũng như tìm hướng đẩy nhanh tiến độ dự án. Không ít hộ dân đã bày tỏ nỗi bức xúc khi cho rằng dự án “treo” suốt hàng chục năm qua khiến họ phải sống tạm bợ trong chính căn nhà của mình.

Ông N.V.M (56 tuổi), một người dân sống hơn 20 năm tại khu vực này cho hay, khi mới về đây sinh sống, ông đã được nghe về dự án. Nhà cửa xuống cấp, sập sệ ông cũng không dám sửa chữa vì không biết khi nào sẽ bị giải toả. Hỏi chính quyền thì không ai trả lời được bao giờ dự án triển khai.

Trao đổi với PV Infonet, nhiều hộ dân tại khu Mả Lạng cho biết vì “bộ mặt” chung của Thành phố nên họ sẵn sàng di dời, nhường đất cho dự án. Vấn đề là chính quyền phải làm sao cho việc đền bù, tái định cư thật rõ ràng.

Bà T.P.T (45 tuổi) cho rằng dự án có yếu tố thương mại nên chủ đầu tư phải trực tiếp đứng ra thương lượng giá đền bù với người dân chứ không thể đùn đẩy cho chính quyền. Theo bà T, cần minh bạch phương án tái định cư tại chỗ hay di dời nơi khác và nếu nhận đền bù bằng tiền thì tính mức giá như thế nào?

Bắt đầu di dời từ giữa năm 2018

Tại buổi tiếp xúc giữa lãnh đạo UBND quận 1 với các hộ dân khu Mả Lạng vừa qua, ông Đoàn Ngọc Hải – Phó Chủ tịch UBND quận 1 gửi lời xin lỗi đến toàn bộ các hộ dân đang sống tại khu vực này vì dự án bị đình trệ nhiều năm, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người. Để dự án được triển khai sớm, theo ông Hải, ngoài xem xét năng lực của chủ đầu tư, cũng cần sự đồng thuận của người dân.

Về vấn đề đền bù giải toả, ông Hải mong người dân cùng ngồi lại với chính quyền, chủ đầu tư và giá bồi thường sẽ được thẩm định theo giá trị trường. Theo ông Hải, từ nay đến tháng 10/2017 sẽ thực hiện khảo sát, đo đạc và kiểm đếm để bồi thường.

Dự kiến việc di dời sẽ bắt đầu từ tháng 6/2018. Lãnh đạo UBND quận 1 cũng công khai số điện thoại để người dân phản ánh những vướng mắc trong quá trình giải quyết bồi thường. 

Khu Mả Lạng trong tương lai sẽ được xây dự án tổ hợp cao ốcvăn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ.

Để thúc đẩy triển khai dự án tại khu Mả Lạng nói trên, cuối tháng 2/2017 vừa qua UBND TP.HCM đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND quận 1 thực hiện công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực này trong quý 2/2017.

Trước đó, chính quyền Thành phố cũng đã yêu cầu chủ đầu tư tập trung triển khai dự án, đảm bảo nguồn lực tài chính để giải quyết nhanh công tác giải phóng mặt bằng. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phải thường xuyên báo cáo để các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết. 

Phương Anh Linh

SHB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22% so với năm 2023

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu Top 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.