“Đại sứ Đại dương xanh” - hành trình bảo vệ biển đảo quê hương

Thừa hưởng tinh hoa từ các chương trình lớn trên thế giới, Hành trình Đại dương xanh lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, với mong muốn tìm kiếm các Đại Sứ để thực hiện sứ mệnh với xã hội, với biển đảo quê hương.

Hiện nay, ô nhiễm môi trường, suy thoái các nguồn tài nguyên đang là một trong những vấn đề nóng trên các mặt báo và nhận được nhiều sự quan tâm. Trong đó, vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường biển ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và cấp bách.

Toàn cảnh Lễ công bố “Hành trình tìm kiếm Đại sứ Đại dương xanh”.

Trước tình trạng đó, “Hành trình tìm kiếm Đại sứ Đại dương xanh” – Hành trình lần đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức với mong muốn nâng cao nhận thức, ý nghĩa trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường biển hải đảo cũng như trong quản lý, khai thác bền vững các nguồn tài nguyên, tăng cường xây dựng, quảng bá thương hiệu biển quốc gia và phát triển kinh tế biển. Hành trình sẽ tìm ra 20 gương mặt đại sứ trên cả nước để cùng nhau thực hiện sứ mệnh đó.

Ban tổ chức sẽ đồng hành cùng các Đại sứ trong suốt nhiệm kỳ (một năm) với nhiều kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể hướng đến cộng đồng như: Đại sứ ngoại giao kết nối doanh nhân, kết nối cộng đồng cả nước tạo ra sức mạnh tổng hợp trong công tác xây dựng và bảo vệ biển đảo. Đại sứ thương hiệu biển nhằm triển khai các đề án nhằm khai thác, phát triển kinh tế, quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam. Đại sứ môi trường đồng hành với các dự án liên quan đến môi trường. Đại sứ Hòa bình mang thông điệp hòa bình gửi đến cộng đồng Quốc tế. Đại sứ nhân ái với vai trò thực hiện các chương trình thiện nguyện hướng tới những hoàn cảnh khó khăn, những trẻ em nghèo nơi hải đảo xa xôi,…

Bên cạnh đó, thông qua những câu chuyện, hình ảnh của các Đại sứ để truyền cảm hứng tích cực tới từng con người. Không chỉ mong muốn sẽ tìm ra được gương mặt Đại sứ tiêu biểu trên cả nước, “Hành trình tìm kiếm Đại sứ Đại Dương Xanh” cũng hướng đến mỗi người tham gia vào Hành trình, mỗi khán giả đều là những Đại sứ cho đất nước Việt Nam để cùng nhau tạo nên sức mạnh lớn, góp phần bảo vệ môi trường Biển nói riêng và môi trường sống nói chung.

Việc bảo vệ sự phát triển bền vững của môi trường biển nước ta đã từng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định mạnh mẽ nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tổ chức ngày 9/6 tại bang Quebec, Canada. Theo Thủ tướng, phát triển mạnh mẽ kinh tế biển đi đôi với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển là định hướng chiến lược phát triển của Việt Nam, với quan điểm là không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.

Nội dung của Hội nghị G7 mở rộng đặt trọng tâm vào vấn đề biển và đại dương. Tại hội nghị, hầu hết các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (COP 21), chia sẻ các ý tưởng, tầm nhìn và biện pháp tăng cường năng lực thích ứng và ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy các cơ chế giải quyết các vấn đề biển trên cơ sở luật pháp quốc tế, chống xói mòn bờ biển và nước biển dâng, hình thành các cơ chế hợp tác và chuẩn mực quốc tế chung về chống rác thải nhựa, chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp, tăng cường quản lý và bảo tồn sinh thái biển, phát triển cơ sở hạ tầng biển, bảo đảm phát triển bền vững các ngành kinh tế biển…

Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu thông điệp về tầm quan trọng của tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó biến đổi khí hậu; đưa ra sáng kiến thành lập Diễn đàn hợp tác mở rộng giữa các nước G7 và các quốc gia ven biển về ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng và bảo vệ môi trường sinh thái biểnđể tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và huy động các nguồn lực cho thích ứng và ứng phó biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đồng thời cũng chịu tác động tiêu cực của việc khai thác và sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên nước sông Mekong. Thủ tướng khẳng định cam kết của Việt Nam về thực hiện nghiêm túc cắt giảm phát khí thải theo Thỏa thuận COP 21; đề nghị các nước G7 và quốc tế tiếp tục hỗ trợ và tăng cường hợp tác với Việt Nam nhằm nâng cao năng lực giám sát và thích ứng với biến đổi khí hậu, chống nước biển dâng và xâm nhập mặn cũng như quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước hạ lưu sông Mekong.

Bảo vệ môi trường biển

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định phát triển mạnh mẽ kinh tế biển đi đôi với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển là định hướng chiến lược phát triển của Việt Nam, với quan điểm là không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, khuyến khích năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, kiên quyết chống xả thải gây ô nhiễm môi trường biển.

Thủ tướng hoan nghênh sáng kiến của Canada về ngăn ngừa xả rác thải nhựa ra đại dươngvà khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Canada và quốc tế triển khai  sáng kiến này. “Tại Phiên họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tổ chức tại Việt Nam, cuối tháng 6/2018, chúng tôi đề xuất sáng kiến và được GEF hoan nghênh hợp tác triển khai Dự án vùng vì một đại dương không có rác thải nhựa”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại hội nghị.

Thủ tướng đề nghị các nước G7 thúc đẩy hình thành Cơ chế hợp tác toàn cầu về giảm chất thải nhựađể hướng tới mục tiêu các đại dương xanh và sạch, không còn rác thải nhựa.

Bên cạnh đó, trong bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh mục tiêu đại dương xanh chỉ có thể đạt được khi môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác được gìn giữ và lan tỏa trên các đại dương. Thủ tướng hoan nghênh các nước G7 ủng hộ lập trường chung của ASEAN về Biển Đông, theo đó cần tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý nhằm củng cố hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Lam Giang

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !