Đà Nẵng: Tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ để đi đến cùng vụ kiện tàu TQ!

Ngày 16/7, vợ chồng bà Huỳnh Thị Như Hoa tiếp tục cung cấp cho Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp (Đà Nẵng) các tài liệu, chứng cứ để hoàn chỉnh hồ sơ khởi kiện tàu vỏ sắt Trung Quốc đâm chìm tàu cá ĐNa 90152

Tiếp tục cung cấp tài liệu, chứng cứ và khẳng định quyết tâm đi đến cùng

Ngày 16/7, vợ chồng bà Huỳnh Thị Như Hoa (trú tổ 20, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng), chủ tàu cá ĐNa 90152 tiếp tục đến Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp (Đoàn Luật sư Đà Nẵng) cung cấp các tài liệu, chứng cứ bổ sung vào hồ sơ chuẩn bị khởi kiện tàu vỏ sắt Trung Quốc mang số hiệu 11202 (không phải 11209 như một số thông tin ban đầu) chiều 26/5 đã đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 khi tàu này đang hoạt động đánh bắt hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.

Đà Nẵng: Tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ để đi đến cùng vụ kiện tàu TQ! - ảnh 1

Ngày 16/7, vợ chồng bà Huỳnh Thị Như Hoa tiếp tục đến cung cấp cho Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp các tài liệu, chứng cứ về vụ tàu vỏ sắt 11202 của Trung Quốc đầm chìm tàu cá ĐNa 90152 của gia đình bà (Ảnh: HC)

Theo đó, bà Huỳnh Thị Như Hoa bổ sung bảng thống kê danh mục 68 loại tài sản lớn nhỏ trên tàu cá ĐNa 90152 bị thiệt hại trị giá 1,611 tỉ đồng (có xác nhận của Phó Chủ tịch UBND phường Xuân Hà Nguyễn Minh Tâm và Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đà Nẵng Trịnh Quang Vinh). Cộng với thiệt hại về giá trị thân tàu 1,750 tỉ đồng và máy tàu 750 triệu đồng thì tổng thiệt hại của gia đình bà Hoa do tàu cá ĐNa 90152 bị tàu vỏ sắt Trung Quốc đâm chìm lên đến 4,061 tỉ đồng.

Trước đó, bà Huỳnh Thị Như Hoa đã cung cấp cho Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá ĐNa 90152 do Chi cục Thủy sản Đà Nẵng cấp ngày 19/7/2012; hồ sơ của các ngư dân đi trên tàu; bản tường thuật và biên bản hiện trường xảy ra vụ tàu vỏ sắt 11202 của Trung Quốc đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 do thuyền trưởng Đặng Văn Nhân lập với chữ ký của các nhân chứng là ngư dân đi trên tàu cá ĐNa 90152; biên bản tình trạng tàu ĐNa 90152 sau khi trục vớt (có xác nhận của Đăng kiểm tàu cá Chi cục Thủy sản Đà Nẵng, HTX Trục vớt sửa chữa tàu thuyền Bắc Mỹ An)...

Trả lời phỏng vấn của PV Infonet, vợ chồng bà Huỳnh Thị Như Hoa tiếp tục khẳng định quyết tâm cùng Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp và Hội Nghề cá Đà Nẵng đi đến cùng vụ kiện tàu Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá của gia đình họ. Trước đó, khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm, vợ chồng bà Huỳnh Thị Như Hoa cũng khẳng định “dù đi tới đâu cũng kiện cho bằng được tàu Trung Quốc để lấy lại công bằng cho mình, các ngư dân gặp nạn và cả thế hệ về sau nữa, để họ đi làm biển được thuận lợi, bình an”.

Không loại trừ khả năng qua tận Trung Quốc để tìm truy tìm tàu vỏ sắt 11202

Luật sư Đỗ Pháp cho hay, ngày 10/6, ông đã có công văn gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đề nghị cung cấp thông tin về tàu vỏ sắt 11202 (số thành viên trên tàu, chủ sở hữu hợp pháp của tàu) đã gây ra vụ đâm va khiến tàu ĐNa 90152 bị chìm. Trong công văn này, Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp cũng đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cho biết sau khi va chạm thì tàu 11202 có bị thiệt hại gì không? (bởi trước đó Trung Quốc đã đổ vấy cho tàu cá ĐNa 90152 tự đâm vào tàu của 11202 nên bị lật và chìm!).

Đà Nẵng: Tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ để đi đến cùng vụ kiện tàu TQ! - ảnh 2

Luật sư Đỗ Pháp xem xét các tài liệu, chứng cứ vừa được vợ chồng bà Huỳnh Thị Như Hoa cung cấp (Ảnh: HC)

“Rất mong Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam hỗ trợ cho chúng tôi các thông tin trên để chúng tôi thực hiện việc bảo vệ quyền lợi theo yêu cầu của bà Huỳnh Thị Như Hoa theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế” – Công văn của Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp nêu rõ.

Cùng ngày, Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp cũng gửi công văn đến Bộ Ngoại giao Việt Nam cung cấp toàn bộ nội dung vụ việc và đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp hỗ trợ, cung cấp thông tin liên quan đến tàu 11202 của Trung Quốc. Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp cũng bày tỏ mong muốn nhận được ý kiến góp ý, đặc biệt là chính kiến pháp lý từ Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc khởi kiện tàu vỏ sắt Trung Quốc đâm chìm tàu cá ĐNa 90251 để bảo vệ tốt quyền lợi cho bà Huỳnh Thị Như Hoa.

“Các công văn này được gửi theo đường chuyển phát nhanh EMS và theo biên lai phản hồi của EMS thì đều đã đến nơi nhận. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gọi điện thông báo nhận được công văn và mong muốn sẽ phối hợp với chúng tôi trong vụ việc này cho phù hợp hơn. Còn phía Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam thì đến giờ phút này vẫn im hơi lặng tiếng, chưa có bất kỳ phản hồi nào cả” – Luật sư Đỗ Pháp cho hay.

Về việc phía Trung Quốc im lặng trước yêu cầu cung cấp thông tin, luật sư Đỗ Pháp cho biết: “Không có quy định nào về việc trong vòng bao nhiêu ngày sau khi mình gửi công văn đi thì họ phải trả lời. Tuy nhiên nếu họ để kéo dài quá lâu không trả lời thì chúng tôi sẽ tiếp tục gửi công văn lần 2, lần 3”.

Trong tình huống phía Trung Quốc mãi in lặng, luật sư Đỗ Pháp khẳng định: “Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp sẽ trực tiếp đi tìm hiểu thực địa luôn. Tức là chúng tôi sẽ phối hợp với cơ quan chức năng đi tìm. Họ không cung cấp thông tin thì mình phải đi tìm thôi! Chúng tôi đã chuẩn bị các phương án đâu vào đấy và không loại trừ khả năng chúng tôi sẽ trực tiếp đi Trung Quốc!”.

Bà Huỳnh Thị Như Hoa cho hay, bằng nỗ lực tự thân và sự giúp đỡ, hỗ trợ của đồng bào cả nước thời gian qua, vợ chồng bà vừa mua lại hai máy tàu (chưa có hộp số) do Mỹ sản xuất, trị giá 1,06 tỉ đồng, hiện đang vận chuyển từ TP.HCM về Đà Nẵng. Tiếp đó sẽ mua thêm 2 hộp số (mỗi hộp số 190 triệu đồng). Hai máy tàu này có tổng công suất 1.050 CV (525CV/máy), so với tổng công suất máy của tàu ĐNa 90152 trước khi bị đâm chìm chỉ 450CV.

Dù đã mua máy nhưng vợ chồng bà Huỳnh Thị Như Hoa cho biết vẫn chưa thể bắt tay vào đóng con tàu mới vì quá “nặng tiền”. Hiện vợ chồng bà đang làm đơn xin vay gói hỗ trợ ngư dân theo chính sách mới về phát triển thủy sản vừa được Chính phủ ban hành. “Được chấp thuận là chúng tôi sẽ tiến hành đóng tàu mới ngay, trong quá trình đó sẽ vay lần lần. Chứ bây giờ chưa được đồng ý mà mình bắt tay vô làm, giữa chừng lỡ thiếu tiền thì không biết phải xoay xở vào đâu!” – bà Huỳnh Thị Như Hoa nói.

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !