Đà Nẵng: Nhiều tàu cá bị nạn trên biển là do chủ quan

Ngày 24/7, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) TP Đà Nẵng cho hay, năm 2012, có 24 trường hợp ngư dân Đà Nẵng bị tai nạn, sự cố trên biển

Trong đó có 12 trường hợp tàu bị hỏng máy, hư hỏng; 11 trường hợp thuyền viên bị tai nạn; 1 trường hợp tàu bị chìm. Hậu quả là đã làm 2 người chết do tàu chìm và do bị tai biến trên biển, 3 người mất tích do rơi xuống biển, 5 người bị thương và 13 tàu bị hỏng. Ước tính thiệt hại vật chất khoảng 5 tỉ đồng.

Đà Nẵng: Nhiều tàu cá bị nạn trên biển là do chủ quan - ảnh 1
Tàu cứu hộ, cứu nạn SAR 412 của Đà Nẵng MRCC cứu thuyền viên của các tàu thuyền bị nạn trên biển (Ảnh: HC)

Theo ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ huy PCLB-TKCN Đà Nẵng, nguyên nhân chính dẫn đến các tai nạn, sự cố trên biển đối với ngư dân Đà Nẵng là thiên tai. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có tình trạng ngư dân chủ quan, coi thường các cảnh báo về thời tiết xấu, tàu thuyền ra khơi đánh bắt thiếu phương tiện cứu sinh...

Bên cạnh đó, nhiều tàu cá do nâng cấp từ tàu cũ nên máy móc không đồng bộ, dễ xảy ra hỏng hóc. Mặc dù TP Đà Nẵng đã có chính sách hỗ trợ bảo hiểm thuyền viên tàu đánh bắt xa bờ nhưng nhiều tàu lại không mua bảo hiểm thân tàu nên khi xảy ra tai nạn thì thiệt hại rất nặng. Mặt khác, nhiều tàu cá chưa chấp hành tốt quy chế về thông tin liên lạc nên gây nhiều khó khăn cho công tác ứng cứu.

Trước tình hình đó, Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Đà Nẵng cho biết, trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đã liên tục tổ chức trực canh 24/24 giờ, tiếp nhận thông tin và xử lý trợ giúp 63 tàu cá cùng 396 ngư dân và 3 người nước ngoài bị tai nạn; kết nối thông qua sóng duyên hải để Trung tâm Cấp cứu (115) Đà Nẵng hướng dẫn sơ cứu 11 ngư dân bị nạn.

Cùng thời gian này, Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã điều động 344 lượt cán bộ chiến sĩ, 11 tàu cùng 8 ca nô và 10 tàu cá ngư dân cứu hộ 18 tàu cá với 169 ngư dân bị nạn trên biển. Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Đà Nẵng MRCC) cũng điều động 21 lượt tàu SAR 412 và SAR 274 hỗ trợ đưa 13 tàu thuyền về bờ; ứng cứu trực tiếp 139 người (trong đó có 5 người nước ngoài), đưa 5 y bác sĩ Trung tâm 115 ra biển cứu người.

Trong năm 2012, TP Đà Nẵng cũng đã hỗ trợ 138,3 triệu đồng cho công tác cứu hộ, cứu nạn và các chủ tàu cá bị nạn trên biển; hỗ trợ 450 triệu đồng cho 7 phương tiện của ngư dân bị thiệt hại từ nguồn ủng hộ của chương trình “Tấm lưới nghĩa tình”...

Vấn đề đặt ra hiện nay, theo ông Huỳnh Vạn Thắng, là âu thuyền Thọ Quang chỉ đủ chỗ cho khoảng 1.100 tàu cá trú ẩn, trong khi số tàu cá của ngư dân Đà Nẵng đã 1.335 chiếc, chưa kể khoảng 400 tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung cũng thường xuyên vào neo trú tránh bão ở đây.

Vì vậy Ban chỉ huy PCLB-TKCN Đà Nẵng kiến nghị Cảng Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân tiếp tục cho ngư dân neo đậu trú bão ở vịnh Mân Quang để giảm quá tải cho âu thuyền Thọ Quang. Đồng thời đề nghị Sở Cảnh sát PCCC Đà Nẵng sớm có phương án PCCC cho âu thuyền Thọ Quang, cử lực lượng trực tại đây trong mùa mưa bão. Do lẽ tình trạng tàu thuyền chứa đầy dầu và gas nằm san sát nhau sẽ rất dễ dẫn tới cháy nổ do va đập.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết đã yêu cầu các cấp, ngành và chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý và nâng cao nhận thức để giảm thiểu tình trạng ngư dân vì chủ quan, không chấp hành đúng các quy định mà dẫn đến bị thiệt hại về người và tài sản khi hành nghề trên biển.

Ông cũng yêu cầu sửa chữa sớm hệ thống phao bù tại âu thuyền Thọ Quang cho tàu thuyền vào neo đậu. Hiện hệ thống phào bù này đã có nhiều chỗ hư hỏng nên tàu thuyền không vào neo đậu được. Cảng Đà Nẵng và Vùng 3 Hải quân đồng ý tiếp tục cho tàu cá của ngư dân vào neo đậu tại vùng nước ven bờ vịnh Mân Quang để trú tránh bão nhưng không được chắn luồng ra vào của các phương tiện khác.

Trong khi đó, Sở Cảnh sát PCCC Đà Nẵng cho biết, hiện Sở này đã thành lập lực lượng Cảnh sát PCCC đường thuỷ, đóng gần khu vực âu thuyền Thọ Quang. Sở Cảnh sát PCCC Đà Nẵng sẽ sớm xây dựng phương án PCCC tại khu vực âu thuyền này để giảm thiểu đến mức thấp nhất nguy cơ cũng như những thiệt hại do cháy nổ gây ra.

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !