Đà Nẵng hỗ trợ ngư dân có tàu cá bị nạn trên biển

Ngày 5/7, Chi cục Thuỷ lợi và Phòng chống lụt bão Đà Nẵng (PCLB) cho biết, UBND TP Đà Nẵng vừa quyết định hỗ trợ 5 triệu đồng cho bà Lê Thị Khá, chủ tàu cá ĐNa 90244 -TS, để chi trả kinh phí lai dắt tàu bị nạn về đất liền.

"Sự hỗ trợ kịp thời trên thể hiện sự quan tâm của chính quyền TP đối với bà con ngư dân do điều kiện, hoàn cảnh của gia đình bà Lê Thị Khá hiện nay đang rất khó khăn, đồng thời để động viên ngư dân tiếp tục vươn khơi, bám biển" - ông Lê Duy Vọng, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi và PCLB TP Đà Nẵng nói. 

Đà Nẵng hỗ trợ ngư dân có tàu cá bị nạn trên biển - ảnh 1
TP Đà Nẵng hỗ trợ áo pháo cho các ngư dân là đoàn viên Nghiệp đoàn nghề cá (Ảnh do Chi cục Thuỷ lợi và PCLB Đà Nẵng cung cấp)

Trước đó, lúc 10g ngày 21/5, tàu cá ĐNa 90244 với 11 lao động do ông Phạm Tiến Đức (trú quận Thanh Khê) làm thuyền trưởng, đang hành nghề tại vị trí có tọa độ 16024 Bắc – 116020 Đông (cách Đà Nẵng khoảng 120 hải lý về phía Đông) thì bị hỏng máy.

Do nhớt máy bị trộn lẫn với nước biển tràn vào nên tàu ĐNa 90244 không thể tự khắc phục được sự cố mà phải thả trôi trong lúc thời tiết trên biển có gió Tây Nam cấo 4, cấp 5.

Nhận được tin báo, Ban chỉ huy PCLB và Tìm kiếm cứu nạn Đà Nẵng đã chỉ đạo Bộ đội Biên phòng TP và Đài Thông tin Duyên hải Đà Nẵng tổ chức kêu gọi các tàu thuyền đang hoạt động gần khu vực tàu ĐNa 90244 bị nạn đến tham gia hỗ trợ, giúp đỡ cứu hộ.

Nhận được thông tin này, tàu cá ĐNa 90043 do ông Hồ Văn Thanh (trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng) làm thuyền trưởng đang hoạt động tại vị trí có toạ độ 17035 Bắc – 110002 Đông (cách tàu ĐNa 90244 bị nạn khoảng 76 hải lý về hướng Bắc) đã đồng ý giúp đỡ.

Đến 8g50 ngày 22/5, tàu cá ĐNa 90043 đã tiếp cận được tàu ĐNa 90244 tại tọa độ 16021 Bắc - 110000 Đông (cách Đà Nẵng khoảng 70 hải lý về hướng Đông) và tiến hành lai dắt về Đà Nẵng, cập bến an toàn lúc 11g ngày 23/5.

Cùng ngày, Chi cục Thuỷ lợi - PCLB Đà Nẵng cũng cho biết, UBND TP Đà Nẵng đã quyết định cấp 100 áo phao và 200 phao tròn từ kho của Văn phòng Ban Chỉ huy PCLB - TKCN TP cho các đoàn viên của Nghiệp đoàn Nghề cá của TP.

Đây là nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên ở Đà Nẵng được Ban Thường vụ Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP thành lập và ra mắt hồi tháng 5/2013. Mới đây, ngày 2/7, LĐLĐ quận Thanh Khê đã tổ chức ra mắt 2 nghiệp đoàn nghề cá phường Xuân Hà và Thanh Khê Đông với 116 ngư dân hoạt động trên 60 tàu cá tham gia. Ngoài ra, LĐLĐ quận Sơn Trà cũng đã ra mắt nghiệp đoàn nghề cá phường Nại Hiên Đông với hơn 100 đoàn viên.

Việc thành lập các nghiệp đoàn nghề cá nhằm tập hợp ngư dân để có sự tương trợ lẫn nhau, hỗ trợ thủ tục pháp lý, bảo vệ quyền lợi của ngư dân khi xảy ra tranh chấp trên biển, sự cố rủi ro, tai nạn; hỗ trợ vay vốn nâng cấp tàu thuyền, ngư cụ, tiêu thụ sản phẩm.

Qua đó giúp ngư dân thêm tự tin vươn khơi bám biển góp phần bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống, xây dựng được mối quan hệ hài hòa, ổn định giữa chủ tàu và ngư dân...

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !