Đà Nẵng điều chỉnh quy định hỗ trợ tiền giúp ngư dân đóng mới tàu cá

Ngư dân Đà Nẵng được UBND TP hỗ trợ kinh phí vài trăm triệu đóng mới tàu cá phải cam kết đảm bảo thời gian hoạt động của tàu tối thiểu là 7 năm, tàu phải được đóng tại các cơ sở đóng tàu trên địa bàn thành phố...

Ngày 31/8, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, UBND TP vừa có Quyết định 5827/QĐ-UBND điều chỉnh một số nội dung về hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu cá. Theo đó, hỗ trợ 500 triệu đồng cho tàu có tổng công suất máy chính từ 400cv đến dưới 600cv; 600 triệu đồng cho tàu có tổng công suất máy chính từ 600cv đến dưới 800cv; 800 triệu đồng cho tàu có tổng công suất máy chính từ 800cv trở lên. Đồng thời hỗ trợ 100% kinh phí đăng kiểm tàu cá (bao gồm phí, lệ phí đăng kiểm).

Đà Nẵng điều chỉnh quy định hỗ trợ tiền giúp ngư dân đóng mới tàu cá - ảnh 1
Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá ĐN 90444TS của ngư dân Lê Văn Sang có tổng công suất máy gần 1.200cv được UBND TP Đà Nẵng hỗ trợ 800 triệu đồng để đóng mới trong năm 2012 (Ảnh: HC)

Kinh phí hỗ trợ chia làm 2 đợt, mỗi đợt hỗ trợ 50% trên tổng số tiền hỗ trợ; trường hợp có nhiều người góp vốn để đóng tàu thì kinh phí hỗ trợ cho từng người được tính theo tỷ lệ vốn góp và chỉ hỗ trợ đối với những người có hộ khẩu tại thành phố Đà Nẵng.

Đáng chú ý, theo Quyết định 5827/QĐ-UBND, các chủ tàu đăng ký nhận hỗ trợ để đóng mới tàu cá phải cam kết thời gian hoạt động của tàu tối thiểu là 7 năm (84 tháng) kể từ ngày nhận được chính sách hỗ trợ lần đầu của TP. Trong trường hợp tàu chưa hoạt động đủ 7 năm, chủ tàu muốn chuyển quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác ngoài địa bàn TP Đà Nẵng thì phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ kinh phí đã được hỗ trợ cho TP.

Quyết định 5827/QĐ-UBND cũng quy định các chủ tàu được hỗ trợ phải đóng tàu tại các cơ sở đóng tàu trên địa bàn TP Đà Nẵng. Riêng các chủ tàu đã lập hồ sơ đóng mới tàu cá trong năm 2013 và hiện đang đóng tại các cơ sở đóng tàu không phải trên địa bàn TP Đà Nẵng nhưng cam kết đưa tàu vào hoạt động 7 năm, chấp hành khai báo trung thực nguồn vốn huy động để đóng tàu thì vẫn được hỗ trợ.

Chi cục Thủy sản TP Đà Nẵng được UBND TP Đà Nẵng giao làm đơn vị tiếp nhận đơn, hướng dẫn ngư dân lập thủ tục để nhận hỗ trợ; đồng thời giao Sở Tài chính đảm bảo ngân sách hàng năm để kịp thời hỗ trợ ngư dân.

Được biết, từ năm 2012 đến nay đã có 9 tàu cá công suất lớn của ngư dân Đà Nẵng được đóng mới với kinh phí hỗ trợ của TP là 6 tỉ đồng và 2 tàu khác đang chờ phê duyệt với kinh phí gần 1 tỉ đồng. Cho đến nay chưa xảy ra trường hợp nào ngư dân Đà Nẵng nhận tiền hỗ trợ của TP đóng tàu lớn rồi bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !