Đà Nẵng cho phép các khu du lịch, di tích hoạt động trở lại từ 30/4

UBND TP Đà Nẵng cho phép các khu, điểm du lịch, khu di tích, danh lam thắng cảnh (trừ các hoạt động trong nhà); xe điện bốn bánh và vận chuyển khách du lịch đường thủy nội địa hoạt động trở lại từ ngày 30/4.

Chiều 29/4, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã có Công văn 2840/UBND-VHXH về việc tiếp tục phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Trong đó yêu cầu kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch đồng thời với làm tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong; phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không lơ là, chủ quan. Không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc…

{keywords}
UBND TP Đà Nẵng cho phép du lịch đường thủy nội địa được hoạt động trở lại từ ngày 30/4 (Ảnh: HC)

“Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội, hội nghị, tập huấn thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách; thực hiện giám sát về y tế. Không tổ chức liên hoan, tiệc mừng tại các sự kiện này!” – Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh nêu rõ.

UBND TP Đà Nẵng cũng chỉ đạo tiếp tục tạm dừng các hoạt động sau cho đến khi có thông báo mới: Lễ hội; nghi lễ tôn giáo tập trung trên 50 người; giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết; các hội diễn, hội thi và các giải văn nghệ; Khu vui chơi, giải trí trong nhà, rạp chiếu phim, trò chơi điện tử, trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài, casino, cơ sở làm đẹp (trừ dịch vụ cắt tóc, làm móng), karaoke, spa, massage, quán bar, pub, vũ trường (kể cả trong các khách sạn, cơ sở lưu trú).

Đồng thời UBND TP Đà Nẵng nêu rõ các hoạt động được phép tiến hành kể từ ngày 30/4 hoặc hoạt động hạn chế nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Trang bị phòng hộ, đeo khẩu trang, đo thân nhiệt; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và không tập trung đông người, bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.

Cụ thể, đó là các cơ sở huấn luyện thể thao chuyên nghiệp, tập luyện thể thao; cơ sở kinh doanh khu, điểm du lịch, khu di tích, danh lam thắng cảnh (trừ các hoạt động trong nhà); hoạt động xe điện bốn bánh và hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa kể từ ngày 30/4.

Vận tải cố định liên tỉnh được hoạt động 100% số chuyến xe trong biểu đồ chạy xe đã được phê duyệt đối với các địa phương thuộc nhóm nguy cơ thấp và không quá 50% đối với các địa phương trong nhóm nguy cơ; tuân thủ các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch, yêu cầu tất cả người trên xe phải đeo khẩu trang trong suốt hành trình, rửa tay sát khuẩn trước khi lên xuống xe.

Cùng với đó là các đám cưới, đám hiếu tổ chức dưới 50 người; các cơ sở, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố phải bảo đảm quy định về an toàn thực phẩm trong phòng, chống dịch Covid-19; không tập trung đông người trong cùng thời điểm, giãn cách với khoảng cách tối thiểu 1m, bố trí dung dịch sát khuẩn để rửa tay trong điều kiện có thể để đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả.

Các hoạt động khác ngoài các nội dung vừa nêu được phép hoạt động bình thường trên cơ sở đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng quy định tại Chỉ thị 10/CT-TTg ngày ngày 24/4 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Ý kiến từ ngành du lịch Đà Nẵng
Trao đổi nhanh với phóng viên sau khi UBND TP Đà Nẵng có những chỉ đạo mới nêu trên, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Trương Thị Hồng Hạnh cho biết, trước đó, tại Công văn 2765/UBND-SDL (ngày 27/4), Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã giao Sở Du lịch phối hợp với Sở Y tế, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan nghiên cứu Chỉ thị 19/CT-TTg để tham mưu UBND TP Đà Nẵng xem xét cho phép các khu, điểm du lịch hoạt động trở lại.
Trên cơ sở đó, Sở Du lịch và các ngành hữu quan đã tham mưu theo hướng cho phép mở lại các khu, điểm du lịch trên địa bàn nhưng phải đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch Covid-19. “Việc kích hoạt lại thị trường du lịch Đà Nẵng đang bị sụt giảm mạnh là rất quan trọng, nhưng hiện nay yếu tố an toàn, phòng chống dịch Covid-19 vẫn là trên hết, yêu cầu các đơn vị khi hoạt động trở lại phải tuân thủ nghiêm ngặt và triệt để” – bà Trương Thị Hồng Hạnh nói.

 HẢI CHÂU

 

 

 

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !