Đa dạng hóa phương thức bảo vệ môi trường biển

Biển và đại dương là cái nôi của sự sống, đã và đang cung cấp cho nhân loại một khối lượng rất lớn thực phẩm, dược phẩm, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.

Biển và đại dương là cái nôi của sự sống, đã và đang cung cấp cho nhân loại một khối lượng rất lớn thực phẩm, dược phẩm, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Nhưng phát triển kinh tế biển cũng đang làm suy giảm mạnh nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.

Môi trường vùng biển Việt Nam với diện tích rộng hơn 1 triệu km2, sẽ là không gian phát triển và sinh tồn tương lai, cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Nên việc đề xuất ứng dụng và đa dạng hóa các phương thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển quốc gia và quốc tế ở các vùng biển Việt Nam là rất cần thiết, nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững. 

Thực trạng tài nguyên môi trường biển 

Biển Việt Nam có diện tích hơn 1 triệu km2, gần 3.000 hòn đảo và tài nguyên sinh vật biển có trên 20 kiểu hệ sinh thái, với năng suất sinh học cao, tài nguyên lớn, là nơi cư trú của khoảng 11.000 loài, trong đó trên 2.000 loài cá, đặc biệt có mặt các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. 

Năm 2002, Viện Tài nguyên quốc tế đã thống kê có tới 80% rạn san hô của Việt Nam đang trong tình trạng bị đe dọa (nguy hiểm), trong đó 50% nguy cấp. Hiện tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo Việt Nam đã và đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường, khai thác hải sản hủy diệt, đô thị hóa, sử dụng thiếu quy hoạch bãi triều, nuôi trồng hải sản, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, a xít hóa đại dương, giao thông hàng hải. Bởi vậy, cần áp dụng nhiều cách tiếp cận để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phục vụ phát triển kinh tế bền vững. 

Phương thức bảo vệ 

Trên thế giới, các quốc gia có biển đang áp dụng nhiều phương pháp tiếp cận bảo vệ tài nguyên môi trường biển theo tiêu chuẩn quốc tế UNESCO, về công nhận di sản thiên nhiên và khu dự trữ sinh quyển như công nhận các khu đất ngập nước (RAMSAR-1971), các vịnh đẹp thế giới (WMBB-1997), kỳ quan thiên nhiên thế giới mới (N7W-2007), các khu biển đặc biệt nhạy cảm, Khu bảo tồn biển xuyên biên giới, Công viên đại dương hòa bình. Mục đích của việc bảo vệ tài nguyên biển là phân ra các vùng lõi, vùng đệm và cùng chuyển tiếp, để thực hiện các chính sách khác nhau. Tại các vùng lõi cần có chính sách bảo vệ, quản lí nghiêm ngặt, sau đó đến vùng đệm phải được hạn chế khai thác, vùng chuyển tiếp được khai thác. 

Trong phạm vi quốc gia, Việt Nam đã được quốc tế công nhận 1 di sản thế giới - Vịnh Hạ Long; 6 khu dự trữ sinh quyển thế giới (rừng ngập mặn Cần Giờ - năm 2000, quần đảo Cát Bà – năm 2004, đồng bằng sông Hồng -năm 2004, ven biển và biển đảo Kiên Giang – năm 2006, Cù Lao Chàm – năm 2009, mũi Cà Mau – năm 2009); 3 vịnh đẹp (Hạ Long, Lăng Cô, Nha Trang); đã thành lập được hệ thống 7 vườn quốc gia (Cát Bà, Côn Đảo, Bái Tử Long, Phú Quốc, Xuân Thủy, Núi Chúa, Mũi Cà Mau); 4 khu bảo tồn thiên nhiên (Tiền Hải, Hòn Mun, Cù Lao Chàm, Rạn Trào); 16 khu bảo tồn biển quốc gia (Đảo Trần, Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Hòn Mê, Cồn Cỏ, Sơn Trà Hải Vân, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Hòn Mun, Hòn Cau, Phú Quý, Núi Chúa, Côn Đảo, Nam Yết, Phú Quốc). 

Đặc biệt, hình thức mới bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng rất hiệu quả và thành công. Đó là khu bảo tồn biển cấp tỉnh (Rạn Trào, Khánh Hòa), do Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) – một Tổ chức phi Chính phủ cùng với cộng đồng dân cư địa phương thiết lập nên từ năm 2001. Đến nay, rạn san hô đã phục hồi tới 60% so với trước đây. 

Hiện công tác quản lý và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển ở Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Việt Nam đã ký kết các văn bản pháp lý quốc tế về bảo vệ môi trường biển như Luật Biển UNCLOS 82; Công ước đa dạng sinh học; Công ước di sản; Công ước Ramsar; các Công ước MARPOL, SOLAS, COLREG… 

Tuy vậy, Việt Nam chưa có Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường biển mà chỉ có Nghị định của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển. Các hoạt động liên quan đến biển và bảo vệ tài nguyên biển chủ yếu được điều tiết theo các luật chuyên ngành, như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng Sinh học, Luật Thủy sản, Luật Du lịch, Luật Hàng hải, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản, Quyết định về việc phê duyệt Hệ thống các khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 và các chương trình bảo vệ môi trường khác. 

Thêm vào đó, các Bộ, ngành quản lý còn chồng chéo, Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý các khu RAMSAR, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý các khu bảo tồn biển và vườn quốc gia, các khu khác chủ yếu do địa phương quản lý. Nguồn lực và kinh phí của các khu bảo vệ biển thường có hạn, cơ chế chính sách còn chưa đồng bộ và thông suốt. 

Một số đề xuất 

Căn cứ vào thực trạng khai thác, bảo tồn và những yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ, phát triển tài nguyên môi trường biển Việt Nam, một số phương pháp tiếp cận bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường biển trong thời gian tới được đề xuất. Ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần sớm xây dựng cơ chế chính sách, pháp luật đồng bộ về bảo vệ tài nguyên môi trường biển. Một Tổ chức cấp quốc gia thống nhất để quản lý và quy hoạch các khu bảo tồn - bảo vệ tài nguyên môi trường biển cần được thành lập. 

Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh việc mở rộng diện tích các khu biển của Việt Nam được bảo vệ, bảo tồn ít nhất lên 2% chứ không chỉ 0,2% như hiện nay, trong đó cập nhật bổ sung và đa dạng hóa các phương pháp tiếp cận mới như xây dựng "Công viên biển", "Di sản biển", "Kì quan biển", "Vùng biển nhạy cảm", "Vùng biển đặc biệt", "Khu bảo tồn cá heo", "Khu bảo vệ bờ biển", "Khu bảo tồn san hô", "Khu rừng ngập mặn", "Khu cỏ biển", "Khu bảo vệ biển dựa vào cộng đồng"…. 

Ở lĩnh vực hợp tác quốc tế, cần tích cực hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế, các tổ chức, quỹ phi Chính phủ trong việc xây dựng các khu bảo tồn biển xuyên biên giới với các nước láng giềng có biên giới biển chung như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippine, Indonesia... Đối với các vùng biển chủ quyền rõ ràng, có thể đề xuất thành lập các khu biển đặc biệt nhạy cảm (PSSA) với các quốc gia láng giềng, còn các vùng tranh chấp có thể áp dụng công cụ Công viên biển hòa bình (MPP). 

Để thực hiện mục đích trên, yêu cầu trước mắt là Nhà nước cần xây dựng Bảo tàng biển quốc gia tại Hà Nội và hệ thống bảo tàng biển, đảo tại các địa phương nhằm bảo vệ tất cả lịch sử phát triển, tài nguyên thiên nhiên và sinh thái môi trường khu vực biển và hải đảo Việt Nam, phục vụ công tác phổ biến kiến thức và nghiên cứu khoa học, trao đổi hiện vật và hợp tác quốc tế về các công tác bảo tàng, bảo tồn tài nguyên, môi trường biển. 

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần xây dựng ngân hàng bảo tồn gen các sinh vật biển nguy cấp, quý, hiếm. Không phải quốc gia nào cũng có biển và tài nguyên môi trường biển. Chúng ta cần ý thức, đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của nguồn tài nguyên này. Đa dạng hóa và áp dụng nhiều phương thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển là công việc thiết thực và hiệu quả để góp phần vào việc khai thác, sử dụng, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quý giá phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.

TS Dư Văn Toán

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !