Cuộc đời ngắn ngủi của một chiếc cường kích A-37B trong Không quân Việt Nam

Tháng 3/1975, A-37B 68-7921 trở thành chiến lợi phẩm của QĐNDVN trong tình trạng nguyên vẹn ở Sân bay Phù Cát (Bình Định) nhưng chỉ đến giữa năm 1982 nó đã bị loại khỏi biên chế của Không quân Việt Nam do không còn khả năng hoạt động.

Máy bay cường kích A-37B số khung 68-7921 nằm trong loạt máy bay A-37B được sản xuất năm 1968 tại nhà máy của công ty Cessna ở Wichita, Kansas (Mỹ). Năm 1969, chiếc máy bay này được chuyển giao cho Không quân Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và đưa vào biên chế của Phi đoàn 516 "Phi Hổ" thuộc Không đoàn 41 Chiến thuật, Sư đoàn 1 Không quân đóng tại Sân bay Đà Nẵng.

A-37B 68-7921 tại Sân bay Đà Nẵng năm 1970. Ảnh: Supertweet

Đây là phi đoàn chiến đấu thứ hai của KQ VNCH, từng sử dụng máy bay cường kích T-28B/C Trojan, A-1H/E Skyraider và tham gia phi vụ "Bắc phạt" phối hợp với KQ Mỹ tấn công miền Bắc tháng 2-1965.

Sau các chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng và Tây Nguyên tháng 3-1975, A-37B 68-7921 trở thành chiến lợi phẩm của QĐNDVN trong tình trạng nguyên vẹn ở Sân bay Phù Cát (Bình Định). Sau đó nó được các nhân viên kỹ thuật khôi phục, kiểm tra nhằm phục vụ cho ý định sử dụng máy bay chiến lợi phẩm tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh của KQNDVN.

Sau hai ngày chuyển loại cấp tốc, ngày 28-4-1975, Phi đội Quyết Thắng gồm 5 máy bay A-37 - trong đó có 68-7921 - do các phi công KQNDVN lái xuất phát từ Sân bay Thành Sơn (Phan Rang) đã ném bom thành công Sân bay Tân Sơn Nhất, phá hủy một số máy bay của KQ VNCH.

Ngay sau Ngày Chiến thắng 30-4-1975, phi đội A-37 chiến lợi phẩm di chuyển vào đóng tại Sân bay Biên Hòa. Theo dự kiến, lực lượng không quân cường kích sẽ phối hợp với hải quân và bộ binh Quân khu 5 tiến hành trận đánh hiệp đồng binh chủng đầu tiên để giải phóng Côn Đảo. Tuy nhiên phương án này đã không cần phải thực hiện do đảo đã tự nổi dậy. Vì vậy sáng 4-5-1975, phi đội A-37 đã thực hiện chuyến bay tuần tiễu và biểu dương lực lượng trên vùng trời Côn Đảo.

Ngày 21-5-1975, Trung đoàn Không quân Cường kích 937 (đoàn Hậu Giang) được thành lập, sử dụng các máy bay A-37 và một số máy bay chiến lợi phẩm. Ngay sau đó, từ cuối tháng 5-1975 lực lượng của trung đoàn đã bước vào chiến đấu trong các trận đánh bảo vệ biên giới và vùng biển Tây Nam. Là một trong số không nhiều máy bay ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu ngay từ ngày đầu, gần như chắc chắn rằng A-37B 68-7921 sẽ tiếp tục có mặt trong những trận chiến đấu với quân Khmer Đỏ trong giai đoạn 1975-1979.

Giữa năm 1982, sau khi không còn khả năng duy trì hoạt động, toàn bộ những máy bay A-37 cuối cùng được đưa ra khỏi biên chế KQNDVN.  Tháng 9-1989, chiếc A-37B 68-7921 được bán cho công ty Australian Aviation Facilities ở Sydney (Úc), tiếp đó qua tay một vài chủ khác cho đến khi được Supertweet Inc ở Medley, Florida (Mỹ) mua lại vào năm 2009. Công ty này đã sửa chữa khôi phục và đến tháng 11-2012 chiếc A-37B 68-7921 đã chính thức bay trở lại dưới tên gọi  “Dragon 921”.

Một số hình ảnh của A-37B 68-7921

A-37B 68-7921 năm 1972 trong biên chế Không quân VNCH. Lưu ý phù hiệu "Phi Hổ" của Phi đoàn 516 sơn trên mặt trái đuôi đứng. Ảnh: Supertweet.

A-37B 68-7921 do Không quân Nhân dân Việt Nam thu giữ và sử dụng tại Sân bay Thành Sơn ngày 27 hoặc 28-4-1975. Lúc này máy bay vẫn để nguyên phù hiệu VNCH trên thân và phù hiệu Không đoàn 41 ở mặt phải đuôi đứng. Ảnh: PV Nguyễn Xuân Át.

Có thể nhận ra A-37B 68-7921 trong ảnh nhờ dải băng nền xanh khá đặc trưng ở đuôi. Ảnh: PV Nguyễn Xuân Át.

Phi công Nguyễn Thành Trung trong buồng lái A-37B 68-7921. Ảnh: PV Minh Huệ

Phi công Nguyễn Thành Trung trong buồng lái A-37B 68-7921

Phi công Từ Đễ chụp ảnh trước A-37B 68-7921. Có lẽ Từ Đễ là người lái chiếc này khi ném bom Tân Sơn Nhất. Ảnh: PV Nguyễn Xuân Át.

Phi đội Quyết thắng ngày 28/4/1975 trước khi xuất kích. Cường kích A-37 68-7921 nằm phía xa trong hình.

A-37B 68-7921 tại Sân bay Biên Hòa sau khi thực hiện chuyến bay ra Côn Đảo ngày 4-5-1975. Lưu ý phù hiệu KQ VNCH và phù hiệu "Phi Hổ" đều đã được thay thế bằng phù hiệu Giải phóng (nửa xanh nửa đỏ). Dải băng xanh thì vẫn còn, không rõ sau này có bị xóa đi không. Ảnh: PV Nguyễn Xuân Át.

Ngoài ra phù hiệu Không đoàn 41 cũng đã được sơn xóa. Ảnh: PV Nguyễn Xuân Át.

A-37B 68-7921 sau khi được sửa chữa và bay lại năm 2012, lúc này mang callsign Dragon 921. Ảnh: Supertweet.

Trường Sơn

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.