Cục diện mới ở Biển Đông: Trung Quốc sẽ mất rất nhiều

Nói như một số chuyên gia, cục diện Biển Đông hiện nay, không phải một mình Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Đó là hệ quả tất yếu từ hành động ngang ngược, đi quá giới hạn của Trung Quốc.

Vậy tại sao Trung Quốc vẫn cố tình làm? Họ đã toan tính những gì? Trung Quốc mất gì khi đẩy cục diện Biển Đông thay đổi như hiện nay? Dưới đây là nội dung trả lời của Ts Trần Công Trục, Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ xung quanh những câu hỏi này.

Cục diện mới ở Biển Đông: Trung Quốc sẽ mất rất nhiều - ảnh 1

Hình ảnh Trung Quốc bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế, biến bãi cạn thành đảo nhân tại tại Trường Sa (Ảnh Nguyễn Cường)

Trước hết phải trả lời câu hỏi, Trung Quốc được cái gì, mất cái gì từ chiêu bài biến bãi cạn thành đảo nổi nhân tạo. Theo TS Trần Công Trục, trên những phương diện khác nhau nó có những cái được cái mất khác nhau chứ không thể nói một cách chung chung được. Họ đã tính toán kỹ tham vọng của họ.

Đầu tiên, phải nhìn vào sự thật, hiện nay, Trung Quốc đã và đang vấp phải rất nhiều sự phản đối nhưng chưa đến mức để bị hao tổn. Nhưng họ đã từng bước thực hiện được một phần ý đồ của họ. Họ đã lộ rõ hơn sự hiện diện cho cái gọi là “chủ quyền đối với Tam Sa” mà trước đây họ chưa hề có mặt. Hay nói cách khác, họ đã thêm một lần nữa xâm phạm chủ quyền Trường Sa của Việt Nam.

Thứ 2, họ xây dựng từ các bãi cạn trở thành những đảo rất lớn, biến những đảo nhân tạo đó thành nơi có thể, họ cố chứng minh họ có quyền được mở rộng các vùng biển để chứng minh cho yêu sách của họ, hợp thức hóa những yêu sách vô lí của họ. Với những vị trí mà hiện nay so với những việc mà họ phải đầu tư đóng các tàu sân bay thì việc làm này họ có lợi nhiều về mặt chiến lược về mặt quân sự. Về các hoạt động khống chế toàn bộ đường hàng hải, hàng không với vị trí này thì họ có khả năng nhiều hơn so với các vị trí họ đã làm trước đây. Đó cũng là cái mà họ ngang ngược có được. Và cũng là cái mà chúng ta cần phải lưu ý để tiếp tục đấu tranh.

Cục diện mới ở Biển Đông: Trung Quốc sẽ mất rất nhiều - ảnh 2

Hình ảnh Trung Quốc bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế, biến bãi cạn thành đảo nhân tại tại Trường Sa (Ảnh Nguyễn Cường)

Thứ ba, nếu ở Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc xây dựng được những cụm đảo nhân tạo phi pháp, về mặt quân sự đã rất nguy hiểm. Về mặt nghiệp vụ hậu cần, Trung Quốc lại có thêm các điều kiện để có thể tiến xa hơn nữa chọc các mũi khoan và tiến hành khai thác các tài nguyên ở Trường Sa. Đó là một trong các mục tiêu rất quan trọng nếu muốn làm chủ Biển Đông thì không thể chỉ là những vấn đề quân sự chính trị mà còn là những vấn đề kinh tế. Vấn đề kinh tế, cũng là một trong những mục tiêu mà Trung Quốc hướng đến trong tham vọng độc chiếm Biển Đông.

Còn cái bất lợi, có thể nói, hiện nay có thể tính được là Trung Quốc đang ở vào thế bất lợi về mặt ngoại giao, mặt truyền thông. Cộng đồng đang từng bước hiểu rõ hơn bản chất hoạt động của Trung Quốc, hay nói cách khác Trung Quốc đang ngày càng lộ rõ ý đồ của mình.. Đâu đó ta cũng có thể thấy sự không đồng tình với chính sách của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, ngay cả người Trung Quốc, thể hiện qua những ý kiến của các học giả TQ. Giới học giả hiểu rõ những bước đi rất sai lầm của TQ. Đấy là những cái bất lợi cho Trung Quốc.

Mặt khác, rõ ràng các nước trong khu vực ASEAN trước đây bị Trung Quốc chia rẽ bây giờ họ vẫn tiếp tục nhưng chí ít người ta cũng đã có những dấu hiệu của sự đoàn kết trở thành một khối. Những nước mà trước đây Trung Quốc muốn lôi kéo, đã phải đề phòng Trung Quốc. Người ta không thể tin vào những lời nói của Trung Quốc, không thể tin rằng có thể tìm kiếm được một sự trợ giúp thật lòng nào đó từ phía Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc tiếp tục ngang ngược, gây căng thẳng như thế này, không còn cách nào khác, các nước liên quan sẽ học tập theo Philippine đưa những tranh chấp ra các cơ quan tài phán quốc tế, để giải quyết tranh chấp bằng hòa bình. Điều này là hoàn toàn chính đáng.

Bởi vì, Trung Quốc bất chấp phản ứng của các nước liên quan đến vấn đề Biển Đông, trong đó có Việt Nam, các biện pháp ngoại giao không có tác dụng, các nước có liên quan không muốn không muốn xung đột. Vì hòa bình, buộc các nước liên quan phải xử lí bằng cơ quan tài phán quốc tế- phương tiện mà thế giới đã đặt ra cho loài người. Đấy là bất lợi, cái mất của Trung Quốc.

Nếu các nước đều đưa ra cơ quan tài phán, chắc chắn Trung Quốc ở một thế hoàn toàn bị cô lập. Mặc dù Trung Quốc có thể dùng cách này, cách khác để khống chế nhưng về mặt chính trị, ngoại giao và truyền thông thì họ sẽ ở trạng thái cô lập, mà thế giới đến nay không ai có thể tồn tại với sự cô lập.

Tuy nhiên, chính bản thân Trung Quốc cũng rất e ngại, nên họ tìm cách né tránh vụ kiện với Philippine. Đây cũng là một vấn đề mà người ta bàn tán nhiều và có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau.

Thực tế, Trung Quốc đã tìm cách để quay lưng với vụ kiện, đồng thời cũng sử dụng những thủ thuật gây sức ép về kinh tế, ngoại giao .v.v.. lôi kéo để không cho các nước đưa vấn đề ra các cơ quan tài phán quốc tế. Mặc dù như vậy nhưng Phillippine vẫn cương quyết theo đuổi vụ kiện. Như chúng ta biết, hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục phân xử, cho dù vụ kiện này còn nhiều bước nhưng dư luận đa phần nhận định Trung Quốc sẽ “đuối lý” ở vụ kiện này.

Lý do mà Trung Quốc dựa vào để mà phản bác về thẩm quyền xét xử của Hội đồng trọng tài là hoàn toàn không đúng với nội dung vụ kiện. Hiện nay, họ vẫn nói là họ cho rằng Phillipine kiện về mặt chủ quyền lãnh thổ, thành việc phân định các vùng biển chồng lấn. TQ dùng những lí lẽ nguỵ tạo để biện minh là lấp liếm cho cái việc quay lưng lại với vụ kiện.  Cộng đồng quốc tế càng nhìn rõ sự ngụy tạo có chủ ý của Trung Quốc, thậm chí những học giả TQ cũng nêu ra những điểm yếu của những ngụy tạo đó. Thực tế cho thấy, mặc dù còn nhiều thủ tục nhưng, hội đồng trọng tài đã bắt đầu các giai đoạn cần thiết.

Tôi nghĩ, đây cũng là một chuyện rất bình thường để tìm ra sự thật thì không phải chỉ nói một hai ngày hay một hai tháng được mà có thể kéo dài hàng năm. Vấn đề quan trọng là người ta có bảo vệ được sự thật, chống lại điều sai trái hay không. Có bảo vệ được Công ước Luật Biển 1982 mà loài người đã dày công xây dựng hay không. Nếu họ để cho những thế lực bất chấp luật pháp giữ được phần thắng thì có nghĩa là thế giới sẽ rơi vào tình cảnh hết sức lộn xộn.

Trong một động thái khác, hội đồng tòa án thường trực đã mời 5 thành viên với tư cách là những quan sát viên. Bởi những nước đó đều có liên quan đến những quyền và lợi ích trên Biển Đông, họ đều bị xâm phạm bởi việc giải thích và áp dụng sai Công ước Luật Biển 1982 của TQ gây ra.

Tôi cho rằng đây là một cách làm hết sức là bình thường và rất tốt, rất thiện chí và rất công bằng, rõ ràng. Kể cả Hội đồng tòa án thường trực không mời chúng ta, theo tôi, Việt Nam cũng nên chủ động đề xuất về sự hiện diện của mình.

Hồng Chuyên (ghi theo lời Ts Trần Công Trục)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !