Cứ cuối tuần con gái lại đau bụng quằn quại, mẹ đưa đi khám thì chết lặng biết nguyên nhân
Việc cha mẹ to tiếng trước mặt con sẽ khiến con bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng.
Cha mẹ của Nhã Nhã (Trung Quốc) khá bận rộn với công việc, thường để cô con gái 6 tuổi ở nhà với ông bà. Mọi hoạt động tại trường lớp của cô bé đều được ông nội quan tâm, cha mẹ ít khi ngó ngàng tới. Nhã Nhã rất buồn và tủi thân khi thấy bạn bè được cha mẹ quan tâm.
Nhưng gần đây, cứ vào ngày thứ Sáu cuối tuần, Nhã Nhã lại kêu đau bụng quằn quại. Cô bé khóc nức nở, trán lấm tấm mồ hôi, tỏ ra khó chịu và mệt mỏi. Thấy con gái thường xuyên đau bụng, cha mẹ Nhã Nhã tức tốc đưa vào bệnh viện kiểm tra. Sau một hồi thăm khám, bác sĩ kết luận xanh rờn: "Hai vợ chồng nên sớm ly hôn đi".
Hoá ra, Nhã Nhã không gặp vấn đề gì về sức khoẻ. Khi bác sĩ gặng hỏi về nguyên nhân, cô bé thổn thức chia sẻ mình là một đứa trẻ bất hạnh. Cha mẹ Nhã Nhã sống với nhau không hoà thuận, thường xảy ra cãi vã, thậm chí là có lúc xô xát. Những ngày cuối tuần, có cả cha và mẹ ở nhà, cô bé chỉ muốn tận hưởng không khí êm ấm gia đình. Nhưng cha mẹ cứ nhìn thấy nhau là to tiếng, lôi đủ chuyện ra để chì chiết nhau.
Bất lực trước cha mẹ, cô bé 6 tuổi đã nghĩ ra cách chấm dứt cuộc cãi vã là nói dối mình bị đau bụng. Sau khi biết được "căn bệnh lạ" của con, cha mẹ Nhã Nhã vô cùng xấu hổ, vội vàng xin lỗi con gái và nhìn lại mối quan hệ vợ chồng.
Để con lớn lên khỏe mạnh, cha mẹ cần ghi nhớ 3 điều sau
01.Không cãi nhau trước mặt con
Việc cha mẹ tranh cãi trước mặt con không chỉ khiến con sợ hãi, bất an mà còn gây tổn thương tâm lý nghiêm trọng. Khi sống trong một môi trường có mâu thuẫn, chứng kiến các cuộc cãi vã nảy lửa sẽ khiến trẻ trở nên dễ cáu gắt, không giữ được bình tình. Trong cơn nóng giận, cha mẹ cũng sẽ không phân tích vấn đề và đưa ra hướng giải quyết hợp tình hợp lý.
2.Nói "không" với chiến tranh lạnh
Trong gia đình, người chồng là người hay gây chiến tranh lạnh. Khi không có tiếng nói chung, không tìm được cách giải quyết vấn đề cùng vợ thì họ chọn cách im lặng. Với thái độ tiêu cực này, con cái sẽ cảm nhận được bầu không khí lạnh lẽo đang bao trùm lên ngôi nhà. Con sẽ trở nên sợ hãi, bất an, dè dặt trước mọi lời nói và hành động.
Bên cạnh đó, không ít người cha người mẹ chọn cách bỏ đi khi chưa giải quyết xong. Điều này còn tác động tiêu cực đến việc hình thành tính cách của con trẻ. Có thể trong tương lai, trẻ sẽ là phiên bản của cha mẹ bởi luôn trốn tránh, không dám đối mặt với vấn đề.
3.Trao đổi riêng tư các vấn đề nhạy cảm
Nếu vợ chồng đang có khúc mắc, mâu thuẫn, có thể chọn cách giải quyết hài hước, tếu táo trước mặt con. Cả hai cùng nhường nhịn nhau, cùng chia sẻ để thấu hiểu và tìm cách giải quyết hợp lý khi không có mặt con.
Trong cuộc sống vợ chồng, việc "xô bát, xô đũa" là điều không tránh khỏi. Nhưng hãy cùng tháo gỡ khúc mắc chứ đừng im lặng rồi coi nhau như thù địch. Nếu cha mẹ hành xử tiêu cực sẽ gây bất lợi đến quá trình trưởng thành của con.
Thay vì cãi vã trước mặt con, cha mẹ cần:
1.Thường xuyên đọc sách cùng con
Việc đồng hành cùng con đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất lẫn hình thành tính cách. Đọc sách không chỉ tạo sự tương tác giữa cha mẹ và con cái mà qua đó, cha mẹ còn có thể dạy con những quy tắc sống, quy tắc làm việc thông qua các câu chuyện. Đọc sách còn giúp trí tưởng tượng của con thêm phong phú.
2.Thường xuyên chơi cùng con
Những đứa trẻ đang ở độ tuổi phát triển luôn tràn đầy năng lượng tích cực. Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian chơi cùng con để thoả mãn niềm yêu thích của trẻ và nâng cao mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ có thể cùng con làm đồ thủ công, chơi xếp hình,... để kích hoạt não bộ phát triển. Mục đích của việc đồng hành trong các trò chơi là để con cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ.
3.Thường xuyên giao tiếp với con
Việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái cần được thiết lập ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Khi nhỏ tuổi, trẻ sẽ vô cùng háo hức, hạnh phúc vì được trò chuyện với cha mẹ. Nếu bỏ qua cơ hội "vàng", đợi đến khi trẻ ở vị thành niên sẽ rất khó mở lòng. Việc này không chỉ đơn thuần là chia sẻ câu chuyện, cảm xúc mà còn giúp cha mẹ phát hiện ra những vấn đề xấu để giải quyết kịp thời.
4.Thiết lập "ngày bên con" cố định
Cha mẹ cần thiết lập một ngày cố định dành toàn thời gian cho con. Vào ngày này, dù bận rộn đến đâu cũng nên sắp xếp để đưa con đi chơi. Hãy đưa con ra ngoài để con cảm thấy hạnh phúc, thoải mái. Cha mẹ cần cam kết thực hiện các hoạt động vui chơi vào "ngày bên con" để thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm đến con cái.
Mối quan hệ cha mẹ và mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Duy trì không khí gia đình hoà thuận, hạnh phúc là nền tảng rèn luyện cho con tính lạc quan, sự tự tin, khéo léo.
Đáp ứng đầy đủ vật chất cho con không bằng việc khiến con trở nên vui vẻ, hạnh phúc. Những đứa trẻ sẽ không ngại khó khăn, trắc trở nếu đằng sau luôn có một gia đình tràn đầy tình yêu thương, dành sự tin tưởng và ủng hộ tuyệt đối.
Nữ sinh 16 tuổi vay nóng người lạ trên mạng 180 triệu để tiêu xài, cuộc sống sau đó đầy rẫy bi thương
Chỉ vì sa đà vào thói ăn chơi mà nữ sinh này đã phải nhận cái kết đầy xót xa.
Theo Pháp luật và Bạn đọc