CSGT Hà Nội tuyên truyền hình thành thói quen “Đã rượu bia là không lái xe”

Phòng CSGT sẽ chủ động tham mưu cho Công an TP HN chỉ đạo các đơn vị, công an các quận, huyện, thị xã quyết liệt triển khai các biện pháp để công tác tuyên truyền… hình thành thói quen “Đã uống rượu, bia không lái xe”.

Trong buổi Hội nghị CSGT toàn quốc năm 2023, do Cục CSGT – Bộ Công an chủ trì vừa qua, Đại tá Trần Đình Nghĩa - Trưởng Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội khẳng định, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng trong quản lý Nhà nước và xã hội là biện pháp chiến lược nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân.

Công an TP Hà Nội đã đổi mới, sáng tạo về phương pháp, nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT), quyết tâm hình thành bằng được thói quen “Đã uống rượu, bia - không lái xe”, phát động phong trào quần chúng lên án hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Các chiến sĩ CSGT đang kiểm tra nồng độ cồn với lái xe.

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2022, lực lượng CSGT toàn thành phố Hà Nội đã xử lý trên 17,2 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn, tăng gấp hai lần so với năm 2021.

Riêng 10 ngày đầu ra quân thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn, lực lượng CSGT đã xử lý 1.841 trường hợp (so với liền kề tăng 455 trường hợp, tương đương 32,8%).

Với việc vận dụng sáng tạo, quyết liệt các biện pháp tuyên truyền, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của nhân dân tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện rõ nhất về việc tình trạng ùn tắc đã giảm đáng kể, tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô giảm sâu cả 3 tiêu chí so với năm 2019.

“Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể và toàn diện, công tác tuyên truyền hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, vẫn còn nhiều người tham gia giao thông không hiểu rõ các quy định, kỹ năng tham gia giao thông an toàn, nhiều trường hợp hiểu luật nhưng cố tình vi phạm, nhất là việc lái xe sau khi sử dụng rượu, bia đang là vấn đề rất “nóng”, gây bức xúc, có thể gọi là “vấn nạn” trong những năm gần đây”, Đại tá Trần Đình Nghĩa thông tin.

Năm 2023, Phòng CSGT sẽ chủ động tham mưu cho Công an TP Hà Nội chỉ đạo các đơn vị, công an các quận, huyện, thị xã quyết liệt triển khai các biện pháp để công tác tuyên truyền thực sự là “phương tiện quan trọng, công cụ hữu hiệu” trong công tác bảo đảm TTATGT, là giải pháp quan trọng góp phần hình thành thói quen “Đã uống rượu, bia không lái xe”.

Đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng Phòng CSGT, CATP Hà Nội, phát biểu tham luận tại hội nghị

Đặc biệt, đơn vị sẽ đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT với phương châm “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, sát thực, phù hợp với từng nhóm và từng đối tượng cụ thể”, tuyên truyền để tác động mạnh mẽ đến tâm lý, ý thức, lòng tự trọng của người tham gia giao thông, nhất là cán bộ, Đảng viên, từ đó tự giác chấp hành Luật Giao thông…

Đồng thời, phối hợp các cơ quan, ban, ngành Thành phố xây dựng các panô, áp-phích, băng-rôn, khẩu hiệu tuyên truyền trên các tuyến đường giao thông chính ra, vào Thành phố; tuyên truyền trực tiếp tại các nhà hàng, cơ sơ kinh doanh dịch vụ ăn uống để người tham gia giao thông biết, chấp hành…

Cũng trong hội nghị này, Thứ trưởng Nguyễn Văn Long ghi nhận, biểu dương những thành tích, nỗ lực, cố gắng của lực lượng CSGT nói chung, Cục CSGT nói riêng đã đạt được trong năm 2022, khẳng định những kết quả trên thể hiện trách nhiệm, ý chí, quyết tâm của lực lượng CSGT, góp phần mang lại niềm vui, hạnh phúc cho Nhân dân, tạo dựng môi trường xã hội an toàn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Về phương hướng, nhiệm vụ công tác trong năm 2023 mà Cục CSGT đã đề ra, Thứ trưởng Nguyễn Văn Long yêu cầu, lực lượng CSGT phải tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, chất lượng Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới…

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng 02 dự án lớn gồm hiện đại hóa Trung tâm Thông tin chỉ huy và mở rộng, hiện đại hóa hệ thống giám sát giao thông. Phải thống nhất quan điểm việc tập trung xử lý đối với các hành vi vi phạm về nồng độ cồn, tốc độ, xe quá khổ, quá tải là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của lực lượng CSGT, phải kiểm soát bằng được nồng độ cồn ở các đô thị; kiên quyết không để xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng…

Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật TTATGT cho người dân. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện chuyên dùng được trang cấp… Tiếp tục giữ vững đoàn kết, thống nhất trong các đơn vị CSGT; chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật, quy trình, chế độ công tác, điều lệnh Công an nhân dân…

Sông Yên

Tai nạn trên cao tốc: Giữ nguyên hiện trường đâu phải đứng giữa đường cãi vã

Vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bột phát từ va chạm nhỏ giữa xe bán tải và ô tô khách, sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không có chuyện để cả xe và hành khách ở làn đường 120km/h rồi tranh cãi phải trái.

Đi trên cao tốc như 'đường làng': Vô tư đỗ xe ở làn 120km/h để cãi vã

Theo đại diện Cục CSGT (Bộ Công an), từ các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên đường cao tốc thời gian gần đây cho thấy, một bộ phận tài xế đang thiếu kỹ năng khi điều khiển phương tiện.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Đang cập nhật dữ liệu !