Công tác thu ngân sách Nhà nước của Tổng cục Hải quan trong 4 tháng đầu năm

Ngày 29/4, Tổng Cục Hải quan thông tin, tính đến ngày 20/4/2022, tổng số thu thuế của toàn ngành Hải quan đạt 135.366 tỷ đồng, bằng 38,45% dự toán theo chỉ tiêu pháp lệnh và đạt 36,58% chỉ tiêu phấn đấu Ban cán sự Đảng BTC giao.

Về tình hình thu NSNN

Năm 2022, Tổng cục Hải quan được Quốc hội và Bộ Tài chính giao dự toán thu NSNN theo Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13/11/2021 là 352.000 tỷ đồng. Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2022, ngay từ đầu năm 2022, Tổng cục Hải quan đã ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022. Đồng thời, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị 439/CT-TCHQ ngày 11/02/2022 về việc “thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022”.

{keywords}
Chi cục hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) kiểm tra hàng hóa.

Kết quả tính đến ngày 20/4/2022, tổng số thu thuế của toàn ngành Hải quan đạt 135.366 tỷ đồng, bằng 38,45% dự toán theo chỉ tiêu pháp lệnh và đạt 36,58% chỉ tiêu phấn đấu Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính giao.

Dưới tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, ngành Hải quan đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện rà soát nhiều giải pháp nhằm phấn đấu đạt được cao nhất các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra, cụ thể:

Triển khai Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; thường xuyên đồng hành, giải đáp, tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế…cho cộng đồng doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính theo hướng tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất xuất khẩu phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thuận lợi hơn cho công tác quản lý thu NSNN của Cơ quan Hải quan.

Tăng cường chống thất thu qua công tác giám sát kiểm tra thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; tập trung kiểm tra chống gian lận về số lượng, trị giá, mã số, xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa.

Kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện ngăn chặn việc vận chuyển trái phép, thẩm lậu vào nội địa; nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; nhập khẩu hàng không đúng với khai hải quan về chủng loại, số lượng, trị giá; hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu; tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan (hàng quá cảnh, kinh doanh tạm nhập tái xuất, hàng gia công, sản xuất xuất khẩu…); chủ động rà soát, phân loại, thu hồi và xử lý nợ thuế phát sinh trước ngày 01/01/2022 đồng thời không để phát sinh nợ mới trong năm 2022 qua công tác thanh tra, kiểm tra.

Về đàm phán Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2022 

Tổng cục Hải quan (đơn vị chủ trì) đã cùng các đơn vị khác thuộc Bộ Tài Chính (Vụ Chính sách thuế; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế) tham gia các phiên họp của Nhóm Đặc trách kỹ thuật về phân loại hàng hóa (TSWGC) để rà soát, xây dựng Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2022 nhằm thực thi Công ước HS, các Nghị định thư của các nước ASEAN về hải quan, Nghị định thư thực hiện Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN và các Nghị định thư sửa đổi AHTN.

Ngày 08/3/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP về việc phê duyệt Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2022. Hiện nay các nước ASEAN còn tiếp tục đàm phán xây dựng bảng tương quan, Chú giải SEN là các tài liệu tham khảo để việc áp dụng Danh mục AHTN được rõ ràng, thống nhất.

Xây dựng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam

Trên cơ sở Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/03/3022 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Hải quan chủ trì xây dựng Thông tư ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phiên bản 2022 để nội luật hóa Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2022.

Căn cứ trên Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phiên bản 2022, Bộ Tài chính sẽ triển khai các biện pháp tổng thể để: Trình Chính phủ ban hành 20 Nghị định về các Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi, các Biểu thuế ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương, phù hợp với cam kết quốc tế, tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập và trao đổi thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN và các nước trên thế giới trong giai đoạn từ nay đến năm 2027.

Phối hợp với các Bộ, ngành để xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ và quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Hải quan. Hiện dự thảo Thông tư ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phiên bản 2022 đang trong quá trình thẩm định. Tổng cục Hải quan sẽ phối hợp hoàn thiện để trình Bộ ban hành Thông tư theo đúng kế hoạch.

Tiến Anh

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.