Cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận những cố gắng của hải quan trong cải cách TTHC

Ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch VCCI chia sẻ: “Tổng hợp kết quả khảo sát của trên 3.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong năm 2022, báo cáo phản ánh nhiều chuyển biến tích cực so với trước đây”.

Sáng 3/11, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổng cục Hải quan và cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USADID) tổ chức hội nghị công bố kết quả: “Khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành năm 2021”. 

Toàn cảnh buổi hội nghị công bố kết quả.

Hội nghị có sự tham dự của hơn 200 đại biểu đại diện cho các bộ, ngành, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp. Báo cáo công bố trong sự kiện ngày 3/11 là kết quả hợp tác tích cực trong một năm qua giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính, với sự hỗ trợ của cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). 

Đây là nỗ lực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ chế Một cửa quốc gia (NSW) trong tiếp nhận, giải quyết TTHC cho doanh nghiệp, cũng như giảm thiểu gánh nặng không cần thiết cho doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành, từ đó tạo thuận lợi hơn cho cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch VCCI cho biết: "Trong bối cảnh chịu tác động to lớn của dịch Covid-19 cùng những biến động khó lường của kinh tế - chính trị thế giới, xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn là lĩnh vực có thành quả nổi bật của Việt Nam thời gian gần đây." 

Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2021 của Việt Nam đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước.  Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 558,52 tỷ USD, dự kiến cả năm có thể đạt trên 700 tỷ USD.  

Những con số này cho thấy nỗ lực vượt khó phi thường của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, kết quả này cũng phản ánh những cố gắng to lớn của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và các bộ, ngành một cửa trong công tác cải cách TTHC và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp. 

"Báo cáo công bố ngày hôm nay cho thấy cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận những cố gắng của các cơ quan nhà nước nói trên. Tổng hợp kết quả khảo sát của trên 3.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong năm 2022, báo cáo phản ánh nhiều chuyển biến tích cực so với trước đây.

Trong đó, số đông các doanh nghiệp cho biết Cổng NSW được vận hành tương đối tốt; quá trình thực hiện thủ tục trực tuyến trên Cổng thuận lợi hơn; việc tiếp nhận và giải quyết TTHC qua NSW đã giúp giảm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng quan sát thấy những chuyển biến tích cực tương tự trong lĩnh vực quản lý, kiểm tra chuyên ngành…” – ông Phòng dẫn chứng.

Tuy nhiên, theo đại diện VCCI, kết quả khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp tiếp tục mong muốn các bộ, ngành có thêm nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả của Cổng NSW và đẩy mạnh cải cách thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành nhằm tạo thuận lợi thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp.

Cuộc khảo sát được thực hiện với 2 phần nội dung chính: Đối với nội dung khảo sát việc thực hiện TTHC trên Cổng thông tin MCQG, tính đến tháng 04/2022, có 12 thủ tục hành chính của 5 Bộ, ngành đang được thực hiện; Việc thực hiện thủ tục quản lý và kiểm tra chuyên ngành được khảo sát chung với các thủ tục của 10 Bộ quản lý chuyên ngành.

Kết quả khảo sát là sự phối hợp tích cực, nghiêm túc, khách quan và công tâm của Tổng cục Hải quan, VCCI và cộng đồng doanh nghiệp. Báo cáo kết quả khảo sát đã phân tích các ưu, nhược điểm của cơ chế một cửa quốc gia, nêu ra các tồn tại, vướng mắc trong khâu thực hiện thủ tục của từng bộ, ngành liên quan trên Cổng thông tin một cửa cũng như các tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành, từ đó đề xuất các giải pháp để khắc phục những tồn tại hạn chế trong quy trình thủ tục, phương pháp thực hiện để tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu của cộng đồng doanh nghiệp cũng như trong thời gian tới.

Theo ông Hoàng Việt Cường – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục Hải quan là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và là cơ quan đầu mối thực hiện Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”, Bộ Tài chính.

Với mong muốn tạo thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã, đang và sẽ nỗ lực hết sức phối hợp, hợp tác với các bộ, ngành liên quan để đẩy mạnh cải cách các TTHC và hiện đại hóa các khâu thực hiện thủ tục trên cổng thông tin một cửa quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của Cơ chế này cũng như sẽ tích cực đẩy mạnh triển khai Đề án, hướng tới mục tiêu cải cách toàn diện và thực chất công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.

“Tổng cục Hải quan hy vọng rằng qua báo cáo đo mức độ hài lòng này các bộ, ngành và các bên liên quan có được một cái nhìn khách quan về thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và việc triển khai thủ tục hành chính của cơ quan mình tại NSW, qua đó xác định được những tồn tại, vướng mắc để có những giải pháp cải cách đột phát hơn nữa” – ông Cường nói.

Ông Bradley Bessire, Quyền Giám đốc USAID Việt Nam nhận định: “USAID tin rằng đối thoại giữa các cơ quan nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp là rất quan trọng. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với khu vực tư nhân sẽ mang lại sự minh bạch và các cải cách hiệu quả hơn. 

Nếu được thực hiện, các kết quả của cuộc Khảo sát sẽ giúp đẩy mạnh cải cách hơn nữa ngành Hải quan. Chúng ta cần phải chúc mừng cơ quan Hải quan Việt Nam vì những cải cách này đang tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, thương nhân và nhà đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.

Tiến Anh

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.