Cộng đồng ASEAN đã được thành lập, song thách thức vẫn còn đó

Ngày 22/11, lãnh đạo các nước Đông Nám Á đã chính thức lập nên một cộng đồng chung tại một khu vực đông dân và đa dạng về bản sắc hơn EU hay Bắc Mỹ, với hi vọng cạnh trnah với Trung Quốc và Ấn Độ.

Lãnh đạo của 10 nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký kết quyết định nhằm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Đây là bước đi đầu tiên để lập nên một cộng đồng nhằm giúp các nước liên kết với nhau về mặt chính trị, an ninh, văn hóa và xã hội.

Cộng đồng ASEAN đã được thành lập, song thách thức vẫn còn đó - ảnh 1

10 nguyên thủ các nước ASEAN đã ký kết thành lập Cộng đồng ASEAN vào ngày 22/11.

Thủ tướng nước chủ nhà Malaysia là ông Najib Razakh đã gọi Cộng đồng ASEAN là một “thành tựu đột phá” và mong muốn các thành viên đẩy mạnh hội nhập trên các lĩnh vực. “Khu vực của chúng ta sẽ còn phát triển thêm nữa”, ông nói.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN, viết tắt là AEC, đã áp dụng những nguyên tắc cơ bản, trong đó có việc gỡ bỏ rào cản thuế quan và giới hạn visa. Nó cũng mang lại sự hợp tác về chính trị và văn hóa sâu rộng hơn.

Giáo sư Michael G. Plummer thuộc đại học John Hopkins tại Bologna (Ý) cho biết, AEC cũng sẽ đẩy mạnh tổng sản phẩm quốc nội cũng như tạo việc làm cho nhiều người, qua đó giúp khu vực có thể cạnh tranh với các cường quốc và khối kinh tế lớn trên thế giới.

“Mối liên kết giữa các nước ASEAN sẽ giúp cân bằng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ. Mỗi nước riêng biệt trong khu vực quá nhỏ để có thể trở thành những tiếng nói có ảnh hưởng, tuy nhiên khi kết hợp lại, họ là một cộng đồng có dân số hơn nửa tỉ người và có thể cạnh tranh với các nước lớn”.

Nhưng trước khi AEC chính thức trở thành một chính thể hợp pháp vào ngày 31/12, vấn đề nội tại vẫn còn khá nhiều. Sự đa dạng về văn hóa của khu vực Đông Nam Á có thể là một rào cản đáng kể. ASEAN có dân số 630 triệu người sử dụng những hệ ngôn ngữ khác nhau, tôn thờ nhiều tôn giáo và được điều hành bởi các thể chế chính trị riêng biệt.

“AEC có thể coi là chương trình hội nhập kinh tế tham vọng nhất trên thế giới hiện nay. Nhưng tính thiết thực của AEC vẫn còn là chủ đề được bàn bạc sôi nổi. Rất nhiều vấn đề và thách thức mà các nước đang và sẽ phải đối mặt. AEC là một quá trình dang dở”, ông Plummer cho biết.

Ngoài ra, người dân ASEAN sẽ được phép làm việc tự do tại nhiều nước trong khu vực, với điều kiện họ làm việc trong 8 ngành nghề được quy định, bao gồm kỹ sư, kế toán và du lịch. Con số này chỉ chiếm 1,5% tổng số việc làm trên toàn khu vực, và các nước vẫn có quyền đưa ra nghị quyết để giới hạn số người nước ngoài đến làm việc.

Giữa các thành viên ASEAN cũng vẫn còn một số bất đồng ngoại giao, cụ thể là việc Indonesia chưa khắc phục được tình trạng cháy rừng, khiến các nước Malaysia, Singapore và Thái Lan bị ảnh hưởng do khói bụi.

Ông Plummer cũng nói thêm, quá trình mở cửa lĩnh vực dịch vụ vẫn còn khá chậm. Dòng tài chính giữa các nước đang bị giới hạn bởi những chính sách hạn chế số cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ.

Chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế ASEAN là ông Mohamad Munir Abdul Majid cho biết, “AEC chưa thực sự hoàn thiện và vẫn còn rất nhiều điều phải làm. Hiện đang có sự bất đồng giữa các nước về những mục tiêu đã đạt được cũng như những ý kiến khách quan từ phía các doanh nghiệp tư nhân”.

Bên cạnh đó còn có những vấn đề khác như nạn tham nhũng, cơ sở hạ tầng không đồng đều và chi phí vận chuyển giữa các nước vẫn khác nhau. Thêm nữa, khoảng cách về kinh tế giữa các nước giàu trong khu vực (gồm Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei, Thái Lan và Philippines) và các nước đang phát triển (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar) vẫn còn rất lớn.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Associated Press (AP) của Mỹ. Đây là hãng tin lớn nhất trên thế giới, có trụ sở tại New York. AP cũng là một trong những nguồn cung cấp tin tức lớn nhất cho các tờ báo, đài truyền hình và đài phát thanh trên thế giới.

Anh Tuấn (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.