Con lỡ hẹn với lớp 1 chỉ vì... dịch bệnh nên mẹ chưa xin được tạm trú

Ngày nào con cũng háo hức hỏi khi nào được đi học nhưng vợ chồng chị Trần Thanh Giang (hiện đang sinh sống tại quận 12, TP.HCM) đành giấu con là chưa đến tuổi đi học lớp 1.

Quê gốc ở Hà Nam nhưng chị Trần Thanh Giang (SN 1992) quyết định nam tiến vừa để lập nghiệp, vừa là tìm một môi trường khí hậu hợp với việc chạy chữa bệnh hen nặng của chồng.

Hơn nữa hai con của chị Giang (một bé 4 tuổi, một bé 6 tuổi) cũng bị bệnh hen mãn tính nên thời gian ba bố con ăn cơm viện còn nhiều hơn ăn cơm nhà, kinh tế gia đình cũng vì đó mà suy kiệt.

Từ đầu năm 2020 vợ chồng chị Giang cùng 2 con nhỏ bắt đầu hành trình tìm kiếm việc làm và chữa bệnh tại quận 12, TP.HCM.

Do còn lạ nước, lạ cái nên cuộc sống của gia đình chị khó khăn trăm bề. Hai vợ chồng chị Giang thuê một căn nhà nhỏ làm nơi sinh hoạt, ngày nào anh khỏe thì làm xe ôm công nghệ còn ngày nào bệnh lại ở nhà.

Khi chị Giang xin được việc làm, cuộc sống tạm ổn định thì đột nhiên dịch bệnh bùng phát.

Từ tháng 6/2021 nơi ở của gia đình chị Giang bị phong tỏa, vậy là cả hai vợ chồng đều không có công việc gì, thu nhập trở về 0 đồng trong khi vẫn phải cầm cự tiền thuê nhà, tiền ăn uống mỗi ngày.

Thế nhưng điều đó không khiến chị Giang đau lòng bằng việc cô con gái lớn đến tuổi vào lớp 1 nhưng vì chủ nhà trọ không tạo điều kiện cho làm KT3 nên con không đủ điều kiện nhập học vào bất cứ trường nào ở TP.HCM.

{keywords}
Bé Vũ Trần Diệu Anh - con gái chị Giang mới 6 tuổi nhưng biết giúp mẹ nhiều việc.

Con bé lớn thông minh, nhanh nhẹn lắm. Ở nhà tự học nhưng cháu đã biết đọc vần ghép, bảng chữ cái thuộc hết. Ngay cả các phép cộng trừ, so sánh trong phạm vi 10 cháu cũng có thể làm được. Ngày nào cũng háo hức hỏi mẹ khi nào được đi học nhưng tôi đành nói cháu chưa đến tuổi.

Thực ra trước đó, tôi cũng hỏi vài trường nhưng do chưa kịp làm tạm trú nên không có trường nào nhận cháu cả. Giờ thì cả thành phố giãn cách, có muốn làm tạm trú cũng không được”, chị Giang nói.

{keywords}
 

Chị Giang cũng tính đến phương án nếu ở TP.HCM không trường nào tiếp nhận thì chị gửi con gái về quê với ông bà để đi học. Thế nhưng, dịch bệnh phức tạp, TP.HCM giãn cách xã hội cả hai tháng nay, việc đi lại là không thể. Trước mắt chị Giang đành chấp nhận cho cháu học chậm 1 năm so với tuổi.

Mắc kẹt lại TP.HCM với đủ thứ khó khăn chồng chất nhưng vợ chồng chị Giang vẫn động viên nhau vượt qua. Duy chỉ có việc con không đủ điều kiện vào lớp 1 vì thiếu tờ giấy tạm trú là khiến vợ chồng anh chị đau đáu mãi.

Mỗi lần con lôi vở ra tập viết, rồi lại đứng cửa nhà trọ hóng ra ngoài chỉ mong sớm được đi học mà không biết bao nhiêu lần vợ chồng tôi rơi nước mắt. Chỉ mong cháu có một cơ hội vào lớp 1 năm nay. Hoặc nếu được thì cho cháu học nhờ tại TP.HCM đến khi hết dịch bệnh tôi sẽ gửi cháu về quê với ông bà”, chị Giang tâm sự.

Hiện tại gia đình chị Giang vô cùng khó khăn vì không có thu nhập, các nhu yếu phẩm hằng ngày đang được ông bà nội ở ngoài Bắc gửi vào mới gắng gượng được đến giờ.

Liên quan đến trường hợp đặc biệt này, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết trước đó đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh học tập tại nơi cư trú do dịch Covid-19.

 "Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều học sinh phải di chuyển về các địa phương cư trú mà không kịp trở lại trường học để bắt đầu năm học mới. Nhằm bảo đảm quyền lợi học tập cho học sinh, Bộ GD&ĐT đã đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh học tập tại nơi cư trú do dịch Covid-19 trong năm học 2021-2022", đại diện Bộ GD&ĐT cho biết.

Theo đó, địa phương, tiếp nhận, tạo điều kiện cho các học sinh có nguyện vọng vào học tập tại trường học nơi học sinh cư trú trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường.

Phối hợp với các địa phương, nhà trường nơi học sinh có nguyện vọng chuyển đi và chuyển đến (bằng văn bản  gửi qua email hoặc hệ thống quản lý văn bản điện tử e-office) để tiếp nhận và bố trí, xếp lớp cho học sinh học tập theo đúng đối tượng. Quan tâm hỗ trợ học sinh được tiếp nhận về các điều kiện học tập cần thiết như sách giáo khoa, tài liệu học tập; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh học tập theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Xác nhận kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được tiếp nhận để học sinh quay trở lại trường cũ học tập sau thời gian phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm chính xác, công bằng, minh bạch, đúng quy định.

Chuyển giao, tiếp nhận lại học sinh kèm theo kết quả rèn luyện và học tập của học sinh (đã học tập tại trường học nơi cư trú) khi học sinh quay trở lại trường cũ học tập; quan tâm hỗ trợ học sinh và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh khi quay trở lại trường cũ học tập theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Đối với học sinh có nguyện vọng xin chuyển trường (hoặc xin chuyển trường sau khi đã được tiếp nhận học tập một thời gian tại trường nơi cư trú), tạo thuận lợi cho học sinh thực hiện việc chuyển trường theo phương thức phù hợp trên cơ sở bảo đảm quy định về hồ sơ học sinh khi chuyển trường, đồng thời bảo đảm thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

 Hoàng Thanh

Nói đúng tên, thông báo 'ba bị tai nạn' lừa học sinh tại Đà Nẵng

Đối tượng nói đúng tên ba của học sinh, sau đó thông báo "ba con bị tai nạn, chú sẽ chở con đến gặp ba...".

50 học sinh Nghệ An bị bắt nghỉ học để phản đối phương án 'siết' xe điện

Chưa đồng tình về phương án quản lý việc kinh doanh xe điện 4 bánh, nhiều phụ huynh ở Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đã yêu cầu con nghỉ học để phản đối.

Vụ ngộ độc tập thể ở Tiểu học Kim Giang: Phát hiện vi khuẩn trong thịt gà

Nguyên nhân ban đầu khiến hơn 70 học sinh trường Tiểu học Kim Giang nhập viện là do vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm vào thịt gà có trong suất ăn trưa.

Người trẻ cần kỹ năng số và ngoại ngữ để sinh tồn trong thời đại 4.0

Theo các chuyên gia, kỹ năng số, năng lực số, khả năng sáng tạo và ngoại ngữ là những kỹ năng sống còn mà người trẻ cần có trong thời đại công nghệ số.

Mỗi học sinh đi ngoại khóa, giáo viên chủ nhiệm được 10.000 đồng?

Một trường THCS tổ chức cho học sinh đi ngoại khoá với kinh phí 400.000 đồng/em. Thông tin gây chú ý lại là mỗi học sinh đi, giáo viên chủ nhiệm sẽ được 10.000 đồng từ công ty du lịch.

Tặng sách, lan tỏa văn hóa đọc tại 2 trường học ở vùng cao Hà Giang

Khoảng 1.000 cuốn sách vừa được trao tặng sẽ giúp lan tỏa văn hóa đọc tại Trường THPT Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc) và Trường THCS & THPT Tùng Bá (huyện Vị Xuyên).

Hàng loạt chiêu lừa nhắm vào trường học, mất trăm triệu sau phút bất cẩn

Thời gian qua, liên tiếp nhiều chiêu trò lừa đảo xuất hiện ở các thành phố lớn, nhắm vào đối phụ huynh, học sinh như: “con cấp cứu ở bệnh viện”, “ba con bị tai nạn”, “học sinh nợ tiền mua hàng”…

Công an vào cuộc xác minh vụ học sinh Hà Nội bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại

Tối 28/3, trao đổi với PV VietNamNet, một lãnh đạo Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân một số học sinh trường Tiểu học Kim Giang, trên địa bàn bị ngộ độc.

56 học sinh tiểu học Hà Nội nghi bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại

Lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, 56 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (phường Kim Giang, quận Thanh Xuân) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi đi dã ngoại về.

Áp lực, nữ sinh chi hơn 34 triệu đồng để mua giấc ngủ ngon

Truyền thông Trung Quốc đang xôn xao về việc một nữ sinh 20 tuổi vì quá áp lực về kỳ thực tập nên đã mạnh tay chi hơn 10.000 NDT (hơn 34 triệu đồng) để mua giấc ngủ ngon.

Đang cập nhật dữ liệu !