Bỏ xếp loại Giỏi, Khá, Trung bình có giúp kiềm chế 'lạm phát' giấy khen?

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 22 quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT với rất nhiều điểm mới sẽ được áp dụng từ ngày 5/9, ngay với lứa học sinh lớp 6 trong năm học 2021-2022.

Theo Thông tư mới, sẽ bỏ việc chấm điểm ở nhiều môn. Các môn Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp sẽ được nhận xét "đạt" hay "chưa đạt" chứ không cho điểm. Với các môn học còn lại, nhà trường đánh giá kết hợp giữa nhận xét và điểm số thay vì chỉ chấm điểm như trước đây.

Thông tư mới nêu rõ với 8 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số. Xếp loại học lực cũng không còn giỏi, khá, trung bình, yếu, kém mà thay bằng tốt, khá, đạt, chưa đạt.

Trước đây, để được xếp loại học lực giỏi, học sinh phải đạt điểm trung bình tất cả các môn từ 8,0 trở lên, trong đó bắt buộc điểm trung bình môn toán hoặc ngữ văn phải đạt từ 8,0 trở lên. Nhưng theo cách đánh giá mới thì học sinh xếp loại học lực chỉ cần có sáu môn bất kỳ đạt trung bình trên 8,0 và tối đa hai môn ở ngưỡng từ 6,5 đến dưới 8,0; cộng với mức đạt ở hệ thống các môn không chấm điểm.

Theo lộ trình, thông tư 22 sẽ áp dụng với học sinh học chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu với lớp 6 năm học 2021-2022, lớp 7 và 10 năm học 2022-2023, lớp 8 và 11 năm học 2023-2024, lớp 9 và 12 năm học 2024-2025.

{keywords}
Ảnh minh họa

Điều mà nhiều người thắc mắc là liệu với cách đánh giá mới này có hạn chế được tình trạng “lạm phát” giấy khen và giúp học sinh phát huy được đúng sở trường khi không đặt nặng vấn đề môn chính, môn phụ.

Theo cô giáo Nguyễn Minh Châu - giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh thì quy định đánh giá học sinh theo Thông tư mới này sẽ hạn chế số lượng học sinh được khen thưởng từng học kỳ và cả năm.

“Trước kia học sinh khá là mặc định đạt danh hiệu học sinh tiên tiến nên xảy ra tình trạng lớp có 30 học sinh thì cả 30 em đều có giấy khen, nhiều người hay nói là tình trạng "lạm phát" giấy khen.

Nhưng với cách đánh giá mới này, để đạt được thành tích xuất sắc sẽ ít, chỉ khen thưởng cho học sinh xuất sắc sẽ hạn chế được “lạm phát” khen thưởng và đưa tờ giấy khen quay trở lại ý nghĩa vốn có của nó”, cô Châu nói.

Cũng theo cô Châu, việc coi các môn như nhau trong đánh giá học sinh sẽ giúp hạn chế tư tưởng môn chính - phụ vốn bám rễ lâu nay trong tiềm thức cả giáo viên và cả phụ huynh.

“Nhiều người luôn có tư tưởng phải học tốt Văn, Toán mới được coi là học sinh giỏi trong khi thực tế có những học sinh chưa giỏi Toán, Văn nhưng có những hướng đi riêng vẫn rất thành công.

Với cách đánh giá này tôi cho rằng có thể khuyến khích được học sinh phát huy năng khiếu, theo đuổi đam mê”, cô Châu nói.

Bước vào nghề gần 20 năm nay, cô Châu cũng từng dạy rất nhiều thế hệ học sinh và chứng kiến các em ra trường trưởng thành.

“Cách đây hơn chục năm khi tôi còn dạy “trường làng”, tôi nhớ mãi một học sinh chỉ thích vẽ, phải nói em ấy tạo các hình khối rất rõ ràng, bắt mắt.

Học sinh này không giỏi các môn Văn, Toán, bản thân em này cũng rất áp lực, em ấy cũng cố gắng nhưng khả năng chỉ có vậy. Thế nhưng khóa đó nếu nói về tài năng môn Mỹ thuật thì nam sinh này là số 1.

Môn Toán của em bị đuối, điểm tổng kết có 4,5 nên nhiều lần ban giám hiệu gặp tôi trao đổi về việc có thể “vớt” tiếp được học sinh này không”, cô Châu kể.

Sau đó cô Châu gặp trực tiếp bố mẹ và xin ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho học sinh có thể phát huy đúng đam mê, sở trường, chỉ cần em “qua” các môn là được chứ không cần phải khá giỏi.

Sau này nam sinh đó đỗ ĐH Kiến trúc và rất thành công với công việc thiết kế công trình.

“Tôi kể câu chuyện học trò cũ để thấy rằng với cách đánh giá mới này nếu thực hiện đúng thì giáo viên cũng không còn áp lực. Bên cạnh đó, phụ huynh còn có thể khuyến khích động viên con em phát huy sở trường của chính mình và trau dồi thêm để khắc phục những hạn chế. Tôi tin rằng khi sở trường được chắp cánh, các em sẽ thành công theo cách của mình.

Suy cho cùng thì năng lực mới thực sự quan trọng hơn lý thuyết giúp học sinh hình thành nên dữ liệu cá nhân nhằm phát triển năng lực tích cực cho môi trường học tập sau này”, cô Châu nói.

Hoàng Thanh

‘Thời chúng tôi thấy thầy cô là phải khoanh tay chào từ xa’

“Thời chúng tôi, ra ngoài đường thấy thầy cô là phải đứng khoanh tay chào từ xa, đố ai dám hỗn láo”, độc giả VietNamNet hồi tưởng lại mối quan hệ thầy trò được nuôi dưỡng trong mạch nguồn của truyền thống tôn sư trọng đạo.

Nữ giảng viên nghỉ việc, về quê nuôi giun kiếm 34 tỷ đồng/năm

Nữ giảng viên Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) từ bỏ mức lương gần 2 triệu NDT/năm (6,8 tỷ đồng) về quê nuôi giun. Sau 9 năm gác lại sự nghiệp giảng dạy, đến nay Pháp Nguyệt Bình thu về hơn 10 triệu NDT/năm (34 tỷ đồng).

Vụ cô giáo Tuyên Quang: Thiếu tôn trọng nghề giáo, khó đòi hỏi thầy giỏi, có tâm

"Cứ nhìn tình trạng học sinh, phụ huynh thiếu tôn trọng nghề giáo như vậy rồi con cháu chúng ta nếu học giỏi sẽ ráng học ngành khác để làm, lấy đâu ra giáo viên giỏi, giáo viên có tâm?", một thầy giáo cảm thán.

'Công bố thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ra sao là việc rất hóc búa'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ phải tiếp tục công bố các thí sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 như thế nào và đây là câu chuyện rất hóc búa.

Vụ cô giáo Tuyên Quang bị học sinh dồn vào góc lớp: Sự cô đơn cùng cực

Trong những clip đó, phía sau sự hỗn loạn, tiếng la hét, tôi thấy sự cô đơn đến cùng cực của cô giáo...

Cô gái 23 tuổi phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới sau 5 phút

Sau 5 phút, Phương Trinh (23 tuổi, quê Lâm Đồng) đã nhớ 618 hình ngẫu nhiên để phá được kỷ lục thế giới trong cuộc thi Siêu trí nhớ thế giới 2023.

Xác minh nữ giáo viên bị nhóm nam sinh dồn vào góc lớp chửi bới

Tối 4/12, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một nữ giáo viên bị nhóm nam sinh THCS dồn vào góc lớp, xung quanh là những tiếng hò reo, chửi bới.

Tiến sĩ giả Nguyễn Trường Hải khai gì trong lý lịch nộp các trường đại học?

Ông Nguyễn Trường Hải khai tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và bài báo công bố quốc tế.

Bị 'tố' ép học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, nhà trường nói gì?

Phụ huynh thông tin học sinh bị ép tham gia hoạt động trải nghiệm, chi phí 560 nghìn đồng/em trong khi Hiệu trưởng Trường THPT B Bình Lục khẳng định không có chuyện này.

Nữ sinh viên đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp: 'Khi em nói, cô nên cúi mặt xuống'

Nữ sinh viên Trường ĐH Hoa Sen có hành vi tát vào mặt bạn, đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp nên bị buộc thôi học. Trong buổi làm việc với nhà trường, sinh viên này còn tỏ thái độ thiếu tôn trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !