Cổ phiếu bị nhầm lẫn với Vạn Thịnh Phát ngược dòng tăng giá

Cổ phiếu VTP của Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) khiến một số nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nhầm lẫn là của Vạn Thịnh Phát.

Nếu như trong giới ngân hàng có sự nhầm lẫn giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) khiến đích thân Chủ tịch HĐQT Sacombank, ông Dương Công Minh, phải lên tiếng đính chính để tránh hiểu nhầm, thì trên thị trường chứng khoán, một mã cổ phiếu cũng dễ gây nhầm lẫn do có tên giống với tên viết tắt của Vạn Thịnh Phát. 

Đó là cổ phiếu VTP của Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post). Dù không đến mức nhầm lẫn phổ biến như đã xảy ra với trường hợp của Sacombank – SCB, nhưng cũng đã có những nhà đầu tư chứng khoán không chuyên cho biết, họ nhầm tưởng mã cổ phiếu VTP là của Vạn Thịnh Phát. 

Trên một diễn đàn về chứng khoán, nhà đầu tư H.H.L cho biết: “Mình phải phải tra thông tin xem Vạn Thịnh Phát có phải là doanh nghiệp niêm yết hay không để theo dõi diễn biến giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Đến khi biết đến mã cổ phiếu VTP thì hoá ra đây là cổ phiếu của Viettel Post”.

Thực tế không phải nhà đầu tư nào cũng biết đến VTP bởi mã cổ phiếu này hiện đang niêm yết trên sàn UPCOM.

Mặc dù vậy, trong phiên giao dịch đầu tuần ngày hôm qua, 10/10, khi sắc đỏ bao trùm cả 3 sàn vào đầu giờ sáng, cổ phiếu VTP vẫn “ngạo nghễ” tăng giá với mức tăng 2% lên 50.000 đồng/cp. Đến cuối phiên sáng và sang phiên giao dịch buổi chiều, khi các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam đều tăng giá, cổ phiếu VTP còn đạt mức tăng mạnh hơn, đóng cửa phiên này, VTP đạt mức giá 50.100 đồng/cp, tăng 2,24% so với phiên cuối tuần trước đó. 

Dù bất ngờ tăng giá trong phiên này, trước đó VTP đã có những phiên giao dịch không như ý thời gian gần đây. Tính từ đầu tháng 9 đến nay, giá cổ phiếu VTP đã giảm mạnh 22,56%. Thậm chí, nếu tính từ đầu năm 2022, VTP đã “bay hơi” 33% thị giá.

Viettel Post niêm yết trên sàn UPCOM với mã chứng khoán VTP.

Trái với lo ngại của giới phân tích, trong phiên giao dịch 10/10, nhiều nhà đầu tư tham gia bắt đáy khiến các chỉ số tăng điểm trở lại. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 6,57 điểm, tương đương 0,63%, đóng cửa ở mức 1.042,48 điểm. Tương tự, trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng tăng 3,76 điểm, tương đương 1,66%, đóng cửa ở mức 229,85 điểm. 

Mặc dù xu hướng giảm của thị trường đang rất mạnh, vùng hỗ trợ gần của VN-Index nằm tại 992-1.002 điểm.  Tuy nhiên, theo nhận định của Công ty Chứng khoán BVSC về phiên hôm nay, 11/10, thị trường sẽ cân bằng và lực cầu giá thấp sẽ được kích hoạt khi VN-Index giảm về các vùng định giá P/E 10-11 lần, tương đương vùng 930-1.002 điểm. 

Quan điểm thị trường về những phiên tới, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, nếu chỉ số chinh phục trở lại vùng cản 1.050 điểm, nhiều khả năng đà hồi phục sẽ được mở rộng lên vùng Gap-down hình thành vào tuần trước (cận dưới là 1.063 điểm). Ngược lại, nếu điều chỉnh trở lại từ mốc quan sát 1.050 điểm như diễn biến trong phiên hôm nay, chỉ số có thể sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ quan trọng 1.025 – 1.000 điểm. 

Việc thị trường phục hồi và đóng cửa cao hơn vùng giá 1.022 điểm - 1.036 điểm (giá thấp nhất và giá kết tuần vừa qua) cho thấy vùng này đang là vùng hỗ trợ hiện nay. Kỳ vọng trong các phiên tới, Công ty Chứng khoán SHS cho rằng thị trường sẽ tiếp tục phục hồi kiểm tra lại vùng giá 1.069 điểm - 1.075 điểm, tương ứng giá thấp nhất các ngày 04,06/10/2022.

“Tâm lý ngắn hạn của thị trường vẫn chưa tích cực với xu hướng ngắn hạn của VN-Index chưa xác nhận kết thúc suy giảm. Nhà đầu tư vẫn duy trì tỉ trọng hợp lý. Có thể xem xét chọn lọc giải ngân một phần, tỉ trọng dưới trung bình, các mã cơ bản tốt sau quá trình giảm mạnh về các vùng hỗ trợ mạnh, định giá hấp dẫn và vẫn duy trì tăng trưỏng tốt.”, SHS khuyến nghị.

Ngân Giang

Một ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động, nhà băng nào đang trả lãi cao nhất?

Trong khi các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất huy động, một số ngân hàng vẫn giữ nguyên lãi suất kể từ đầu tháng 3 đến nay, thì Ngân hàng SCB bất ngờ tăng lãi suất trở lại.

Điểm tương đồng khiến ngân hàng Việt cẩn trọng sau khi ngân hàng Mỹ phá sản

Khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu không còn khả năng trả nợ thì giá trái phiếu xuống rất thấp, thậm chí là bằng 0. Đây là rủi ro cho các ngân hàng.

Đại gia thu mua gạo xuất khẩu đình đám một thời bị rao bán món nợ nghìn tỷ

Từng là doanh nghiệp 'điểm sáng' trong kinh doanh liên kết với nhà nông, Công ty Võ Thị Thu Hà rơi vào khủng hoảng dẫn đến khoản nợ ngân hàng tính cả gốc và lãi hơn 1.400 tỷ đồng không có khả năng trả.

4 năm, điện tái tạo ở Việt Nam phát triển 'thần tốc' như thế nào?

Giai đoạn 2017-2021, điện mặt trời và điện gió đã phát triển bùng nổ. Từ sau năm 2021 đến nay, điện tái tạo chững lại do chưa có chính sách rõ ràng.

DN bất động sản từng liên quan bà Nguyệt Hường huy động gần 10 nghìn tỷ trái phiếu

CTCP Bất động sản HANO-VID tại Hà Đông, Hà Nội trả lãi cho 182 lô trái phiếu tổng trị giá gần 10 nghìn tỷ đồng. Thời hạn của các lô trái phiếu này rất dài, 5-7 năm, hầu hết đều không có tài sản đảm bảo và Maritime Bank (MSB) là tổ chức lưu ký.

Tấm pin mặt trời ở Việt Nam có chất thải nguy hại không?

"Điều đầu tiên cần khẳng định là không phải tất cả tấm pin mặt trời đều được sản xuất từ các kim loại nặng", một nhà đầu tư nêu ý kiến.

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/3

Khối ngoại và các quỹ đẩy mạnh mua vào cổ phiếu Việt. Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh sau thông tin ông lớn CapitaLand đàm phán mua tài sản 1,5 tỷ USD của VHM… là các thông tin và sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/3/2023.

Giá xăng dầu hôm nay 22/3: Đảo chiều đi lên

Giá xăng dầu hôm nay (22/3) trên thị trường thế giới đảo chiều đi lên. Giá dầu Brent cán mốc 75 USD/thùng còn giá dầu WTI lên mức 69 USD/thùng. Giá xăng dầu trong nước hôm nay được áp dụng theo mức giá mới.

Giá vàng hôm nay 22/3: Vàng lao dốc dù USD giảm mạnh

Giá vàng hôm nay 22/3 trên thị trường quốc tế lao dốc từ đỉnh 2.000 USD/ounce cho dù đồng USD cũng giảm mạnh. Những lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân hàng lan từ Mỹ rộng ra khắp thế giới tạm thời lắng dịu.

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét không nên tiếp tục đề xuất “quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn” trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tới đây.