Có giấy xét nghiệm COVID-19 vẫn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K
Sau khi xét nghiệm, người dân không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, vẫn có khả năng nhiễm SARS-CoV-2 như bình thường
Tranh nhau xin giấy xét nghiệm tại TP.HCM: Giấy xét nghiệm có giá trị gì?
Mới đây một đoạn video quay lại cảnh hàng trăm người chen chúc, tranh nhau xin mẫu giấy xét nghiệm Covid-19 tại TP.HCM gây xôn xao trên mạng xã hội.
Trước tình trạng một số người dân có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính nhưng chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch, bên lề cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19 với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, ngày 6/7, PGS.TS Trần Đắc Phu, Chuyên gia cố vấn ở Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam đã trao đổi với báo chí về vấn đề này; đồng thời khẳng định, dù có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K.
Sau khi xét nghiệm, người dân không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, vẫn có khả năng nhiễm SARS-CoV-2 như bình thường
Giấy xét nghiệm COVID-19 có giá trị chứng nhận, tại thời điểm thực hiện xét nghiệm, người được xét nghiệm cơ bản không nhiễm SARS-CoV-2.
Đồng thời còn khẳng định, họ không phải là nguồn bệnh lây sang người khác. Nói là cơ bản xác định bởi, với trường hợp mới mắc COVID-19 trong 1-2 ngày đầu, việc xét nghiệm chưa thể phát hiện ra ngay. Chưa kể những trường hợp làm giả, giấy xét nghiệm hoàn toàn không có giá trị.
PGS. TS Trần Đắc Phu
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, giấy xét nghiệm này chỉ có giá trị về mặt thời điểm, bởi sau khi xét nghiệm, người dân không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, vẫn có khả năng nhiễm SARS-CoV-2 như bình thường và trở thành nguồn lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.
"Do vậy, sau khi thực hiện xét nghiệm, điều quan trọng nhất, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm mọi biện pháp phòng bệnh"- Chuyên gia Trần Đắc Phu lưu ý.
Đặc biệt, với hoạt động đi lại, lưu thông đường dài, dù có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K. Trong đó, các biện pháp quan trọng nhất là thường xuyên đeo khẩu trang, không tụ tập đông người và chủ động khai báo y tế. Đến nay, khi dịch đã lây lan trong cộng đồng, bất kỳ ai cũng có thể là F0.
Do vậy, trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, việc hạn chế tiếp xúc đông người không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn hạn chế lây nhiễm ra cộng đồng. Đối với việc khai báo y tế, trong trường hợp người dân có tiếp xúc với F0, các lực lượng sẽ ngay lập tức truy vết, khoanh vùng, dập dịch kịp thời.
Các lực lượng chức năng không nên vì giấy xét nghiệm âm tính mà chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các biện pháp giám sát y tế
Trả lời câu hỏi, trước tình trạng một số người có kết quả xét nghiệm COVID-19 chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch, ông khuyến cáo những giải pháp cần thiết gì để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển của người dân và hoạt động giao thương giữa các địa phương? PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh:
Trong bối cảnh giãn cách xã hội mà vẫn tập trung đông người khi tiêm chủng hay lấy mẫu xét nghiệm là không ổn. Trên thực tế, hiện đã có tình trạng người lái xe xếp hàng, tập trung đông người để lấy mẫu xét nghiệm, khai báo y tế...; tạo thành nguy cơ lây nhiễm giữa lái xe này với lái xe khác nếu chẳng may có ca F0.
Để đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cần sự vào cuộc, kiểm tra và giám sát của chính quyền, các lực lượng chức năng để tổ chức đúng kỹ thuật, đúng quy định phòng, chống dịch.
"Theo tôi, giấy xét nghiệm COVID-19 chỉ có tác dụng chứng nhận ở thời điểm đó, bạn có mắc COVID-19 hay không, như đã trao đổi. Tuy nhiên, nếu người dân không thực hiện biện pháp phòng dịch tốt, nguy cơ trở thành F0 luôn thường trực"- PGS.TS Trần Đắc Phu nói
Các lực lượng chức năng không nên vì giấy xét nghiệm âm tính mà chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các biện pháp giám sát y tế.
Trong 72 giờ sau khi có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, trong hành trình di chuyển, người có giấy chứng nhận tham gia các phương tiện giao thông vẫn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế, để hạn chế lây nhiễm.
Thứ trưởng Bộ Y tế nói về cách ly F1 tại nhà: 'Nhà ống, nhà phố là được'
Quy định cách ly F1 tại nhà riêng phải là nhà liền kề, biệt thự, độc lập gây nhiều tranh cãi vì ít người đủ điều kiện, 'thực tế thì chỉ cần nhà ống, nhà phố là được'- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định
Cách ly F1 tại nhà: Quy định ngặt nghèo, có nới được không?
Hướng dẫn thí điểm cách ly F1 tại nhà đã có, nhưng chưa mấy ai đáp ứng được. Khi người dân đô thị hầu hết ở chung cư, nhà ống, thì quy định mới chỉ cho áp dụng với người cách ly ở biệt thự, liền kề, nhà độc lập...
Theo suckhoedoisong.vn