Tranh nhau xin giấy xét nghiệm tại TP.HCM: Giấy xét nghiệm có giá trị gì?

Mới đây một đoạn video quay lại cảnh hàng trăm người chen chúc, tranh nhau xin mẫu giấy xét nghiệm Covid-19 tại TP.HCM gây xôn xao trên mạng xã hội.

Hình ảnh chen chúc nhau bất chấp quy định giãn cách phòng bệnh được ghi lại trên mạng xã hội khiến nhiều người lo ngại bởi tình hình dịch bệnh tại TP.HCM đang vô cùng phức tạp.

Theo tìm hiểu được biết sự việc xảy ra tại chợ đầu mối Bình Điền, quận 8, TP.HCM. Sau đó, đại diện Ban quản lý chợ đầu mối Bình Điền xác nhận đoạn video trên ghi lại sự việc xảy ra tại chợ đầu mối Bình Điền.

{keywords}
Ảnh cắt từ clip

Theo đó, sự việc xảy ra vào sáng ngày 5/7 tại khu B của chợ. Khu vực này là nơi tổ chức phát phiếu cho tiểu thương, khách hàng điền thông tin cá nhân để làm xét nghiệm nhanh Covid-19, sau 30 phút sẽ có kết quả.

Ổ dịch chợ Bình Điền đã lây lan Covid-19 cho nhiều tỉnh lân cận tại TP.HCM như Sóc Trăng, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh… Ban quản lý chợ đầu mối Bình Điền đã tiến hành xét nghiệm tầm soát Covid-19 cho tất cả những người ra vào chợ, bắt đầu từ chiều 4/7. Theo đó, chỉ người nào có kết quả âm tính mới di chuyển vào chợ. Chính điều này đã dẫn tới các tiểu thương xếp hàng đến để lấy mẫu xét nghiệm với hi vọng có tờ kết quả xét nghiệm âm tính.

Theo BS Trương Hữu Khanh – chuyên gia truyền nhiễm, BV Nhi đồng 1, TP.HCM việc lấy mẫu xét nghiệm rộng cho tiểu thương và lấy tờ phiếu kết quả âm tính để ra vào chợ không có ý nghĩa trong phòng Covid-19. BS Khanh nhấn mạnh vì tờ giấy kết quả chỉ có tác dụng tại thời điểm lấy mẫu và có thể sau khi lấy mẫu người đó lại tiếp xúc với F0 và nguy cơ lây nhiễm vẫn cao.

Nhìn hình ảnh người dân chen nhau vào lấy mẫu xét nghiệm bác sĩ Khanh cho biết “thiếu một thuyền trưởng” trong việc này.

Lẽ ra, khi người dân quá đông, chen chúc thì cần có một người đứng ra là “nhạc trưởng” thay đổi lại cách lấy mẫu, phát phiếu xét nghiệm. Nhưng ngược lại, việc lấy mẫu lại trở thành cảnh tượng như “phát ấn” làm tăng nguy cơ lây nhiễm cũng như gây bức xúc cho cộng đồng.

BS Khanh cho biết thực tế đối với chợ Bình Điền hay các chợ khác không phải là lấy mẫu xét nghiệm mà cần có biện pháp giãn cách trong chợ, hạn chế người ra vào chợ. Ví dụ, 100 tiểu thương khu vực A – B thì giãn cách mỗi ngày chỉ để khoảng 50% sạp hàng hoá được bán. Người ra vào chợ cũng cần đảm bảo quy tắc phòng chống dịch, số người ra vào chợ, khoảng cách an toàn tiếp xúc người mua, người bán và tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K. BS Khanh cho rằng đó là mới các biện pháp chống dịch bền vững cần làm chứ không phải cho ra vào dựa vào tờ giấy xét nghiệm.

PGS TS Lê Thi Anh Thư – Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn TP.HCM cho biết việc tăng cường lấy mẫu sàng lọc SARS – CoV-2 là biện pháp rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, khi số lượng công việc càng tăng, nguy cơ lây nhiễm cũng sẽ tăng. Chúng ta thường lo lắng về việc lây nhiễm cho nhân viên lấy mẫu, nhưng chúng ta lại ít đề cập đến một nguy cơ lây nhiễm không kém phần quan trọng, đó là lây nhiễm chéo giữa người đến để được lấy mẫu. Tại những nơi phải lấy mẫu hàng loạt, nguy cơ này lại càng tăng cao.

Theo đúng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, mỗi nhân viên y tế khi lấy mẫu phải mang găng và sau đó tháo găng, rửa tay trước khi chuyển qua lấy mẫu cho người kế tiếp. Việc thay găng, rửa tay là quan trọng trong phòng lây nhiễm, nguy cơ lây truyền từ găng tay đã được nêu ra trong nhiều nghiên cứu trước đây.

PGS Thư cho rằng “Việc tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trên thực tế vẫn còn rất nhiều thách thức, dịch bệnh vẫn còn diễn tiến phức tạp nhưng cần tỉnh táo để đánh giá những nguy cơ để giảm thiểu lây nhiễm chéo đến mức thấp nhất. Sáng kiến cải tiến rất cần thiết, nhưng cần cân nhắc kỹ giữa lợi và hại, cần hiểu rõ các nguyên tắc về kiểm soát nhiễm khuẩn để thực hiện tốt hơn”.

Nghiên cứu trên 49 nhân viên có tiếp xúc bệnh nhân có nhiễm Enterococcus kháng thuốc cho thấy 63% găng tay của họ cũng nhiễm vi khuẩn này. Nghiên cứu trên 435 trường hợp tháo găng sau sử dụng, có đến 46% cho thấy có lây nhiễm qua tay khi tháo găng. Việc sát khuẩn găng thay vì thay găng cho thấy không hiệu quả. Do đó việc lây nhiễm từ người này sang người khác qua quá trình lấy mẫu mà không thể thực hiện việc thay găng và rửa tay là điều có thể xảy ra.

Vì sao chỉ hơn 40 ngày, TP.HCM có hơn 6.000 ca mắc?

Vì sao chỉ hơn 40 ngày, TP.HCM có hơn 6.000 ca mắc?

Theo PGS Nhung chu kỳ lây nhiễm ở TP.HCM đã âm thầm từ rất lâu, đến nay sau hơn 40 ngày vẫn khó “cắt đuôi” virus, số ca mắc vẫn có ở khu phong tỏa và phát hiện trong cộng đồng khi người dân tới các cơ sở y tế.

Khánh Chi

Hai người bất ngờ hôn mê sâu sau bữa ăn trưa

Hai bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Đang cập nhật dữ liệu !