Cô gái 25 tuổi chinh phục 58 tỉnh thành bật mí những tuyệt chiêu du lịch khám phá

Hoàng Anh là cô gái trẻ nhưng rất đam mê du lịch. Mới 25 tuổi nhưng cô đã đặt chân tới 58 tỉnh, thành trong nước, ngoài ra cô còn khám phá một số nơi ở nước ngoài...

Những kỷ niệm đáng nhớ 

Nguyễn Khánh Hoàng Anh (25 tuổi) hiện đang sống ở TP.HCM là một travel blogger (sáng tạo nội dung du lịch) đồng thời là chuyên viên marketing - truyền thông cho công ty đa quốc gia.

Dù còn trẻ nhưng cô đã chinh phục 58 tỉnh thành Việt Nam và một vài quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia. 

Cô đến với du lịch một cách tình cờ. Từ nhỏ, bản thân đã ham khám phá thế giới xung quanh. Chuyến du lịch bụi đầu tiên của cô là đi qua các tỉnh miền Tây, chinh phục cực Nam của Tổ quốc. Kể từ đó, niềm đam mê khám phá của cô càng lớn. 

Cô dần tìm tòi các địa điểm trong nước, lên danh sách các địa điểm muốn đến, để dành tiền và thực hiện các chuyến đi. 

Hoàng Anh chia sẻ với PV Infonet: “Cuối năm hai đại học, mình gom góp tiền mua được chiếc máy ảnh. Những chuyến đi của mình bắt đầu xa hơn, sâu hơn và đặc sắc hơn. Từ đam mê khám phá, mình thêm vào niềm đam mê chụp ảnh và viết blog về du lịch”.

Nguyễn Khánh Hoàng Anh (25 tuổi) - đã chinh phục được 58 tỉnh thành Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới

Đây là chiếc xe do Hoàng Anh thuê để lái trong chuyến vào rừng cắm trại ở Đà Lạt.

6 năm qua, cô cũng gặp nhiều rủi ro trong mỗi chuyến đi. Cô từng xuống nhầm ga tàu, lạc bạn đồng hành trên núi tuyết ở Trung Quốc, từng bị mất điện thoại. 

Trong các chuyến đi bằng xe máy, Hoàng Anh từng đi vào những đoạn đường tối đen, không có nhà dân hay đèn đường hoặc đi vào đường núi ở rẻo cao Tây Bắc. 

“Mình từng bị xì lốp xe ngay giữa rừng cách xa nhà dân gần chục km, xung quanh lại còn có biển báo "khu vực hay có voi rừng xuất hiện"”, cô kể. 

Gặp những tình huống đó, Hoàng Anh luôn giữ bình tình tìm ra giải pháp. Cô luôn xem chế độ vệ tinh qua điện thoại để xem địa hình, có gần nhà dân không, ở những cung đường lạ nào.... 

“Lúc xì lốp giữa rừng chiến khu, mình đã đi tìm chốt kiểm lâm bên rừng và mượn xe ra ngoài chở anh sửa xe vào. Cuối cùng, mình đã ra khỏi rừng trước khi trời tối. Hôm lạc bạn đồng hành trên núi tuyết ở Trung Quốc, mình quay lại điểm ban đầu để đợi và sau đó tụi mình gặp lại nhau ở điểm cáp treo lên núi”, cô gái 25 tuổi chia sẻ. 

Một kỷ niệm của Hoàng Anh tại Bali (Indonesia)

Việc Hoàng Anh bị mất điện thoại ở Hà Nội cô không còn cách nào khác ngoài việc nhìn nhận tích cực. Cô luôn tin rằng mọi việc xảy ra đều có nguyên do và rút kinh nghiệm trông coi đồ đạc cẩn thận trong các hành trình sau này.

Kinh nghiệm quý giá của bản thân

Trước mỗi chuyến đi, ngoài mang quần áo, vật dụng cá nhân, Hoàng Anh luôn duy trì sức khỏe, tinh thần đón nhận những điều mới mẻ. 

Cô luôn tìm hiểu kỹ địa điểm, lên lịch trình và đặc biệt là tìm hiểu về văn hoá địa phương, những điều cấm kỵ khi đi du lịch nước ngoài. Đặc biệt, cô luôn về phòng trước 18 giờ tối. Buổi tối nếu du lịch một mình không nên đi những nơi vắng người. Nếu thấy băn khoăn với con đường lạ trên bản đồ, cô nhờ sự tư vấn của người dân bản địa.

“Mình luôn bảo vệ thật kỹ đồ đạc tư trang, ra khỏi phòng hay lúc ngủ đều khoá cửa cẩn thận. Chia tiền thành những phần nhỏ, “không bỏ trứng cùng một rổ” tránh trường hợp bị trộm cắp. Mình luôn cẩn trọng khi trò chuyện hay đi theo người lạ và tin vào trực giác của mình”, Hoàng Anh cho hay.

Hoàng Anh ở Mù Cang Chải
Tại Thái Lan

Sau mỗi hành trình, Hoàng Anh nhận ra việc di chuyển, chỗ ở và ăn uống thường tốn nhiều chi phí nhất. 

Với di chuyển, cô chia sẻ, đối với những địa điểm gần hãy đi bằng xe máy để trải nghiệm không khí, tiết kiệm. Tận dụng những phương tiện công cộng như xe buýt, tàu,… Đặt vé máy bay từ 1- 2 tháng trước chuyến đi, săn vé máy bay giá rẻ hoặc tận dụng các chương trình khuyến mãi của các hãng bay. Chọn vé máy bay vào những giờ thấp điểm như sáng sớm hoặc tối muộn, giá sẽ rẻ hơn.

Còn chỗ ở, theo cô hãy chọn một chỗ ở giá vừa phải, sạch sẽ, vừa đủ tiện nghi không cần quá sang trọng. Hoặc thay vì thuê phòng, hãy thử tìm nơi để cắm trại qua đêm để ngắm được sao trời, ca hát, đốt lửa.

Về ăn uống, Hoàng Anh cho rằng, khi đến địa phương nào thì nên hỏi người bản địa những quán ăn ngon tại đó, chọn nơi có giá cả vừa phải. Nếu thuê phòng hoặc cắm trại, hãy tự ra chợ địa phương mua đồ về cùng nhau nấu nướng.

Hoàng Anh tại "sống lưng khủng long" Tà Xùa.

Qua mỗi chuyến đi, Hoàng Anh thu về cả một gia tài kỷ niệm và trải nghiệm. Cô được mở mang tầm mắt trước nhiều cảnh đẹp hùng vĩ, thơ mộng của Việt Nam. Cô được trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa, thử món ăn độc, lạ, hiểu thêm về văn hóa, lịch sử, con người mà trước đây chỉ biết qua sách vở. 

Bản thân biết thêm về cách dự đoán thời tiết, khi nào thì sẽ có biển mây, thủy triều và những vụ mùa. 

“Mình biết trân trọng những khoảnh khắc, biết cách ghi lại qua bức hình. Qua những lần leo núi, mình đã từng vượt qua giới hạn của chính bản thân. Mình có thêm những người bạn dọc miền đất nước, trong đó có những người bạn đã trở thành đồng hành, sẵn sàng cùng mình đi muôn nơi và trưởng thành hơn nhiều”, cô chia sẻ. 

Hoàng Anh tại Hội An
Những bức ảnh thiên nhiên do chính Hoàng Anh ghi lại

Dự định trong thời gian tới cô sẽ đi hết 5 tỉnh thành cuối trong hành trình khám phá đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc, chinh phục hết 63 tỉnh thành Việt Nam. Cô sẽ dần khám phá thế giới xinh đẹp, tiếp tục thực hiện những đam mê của bản thân. 

Bạch Dương

Ảnh: NVCC

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

Đang cập nhật dữ liệu !