Chuyên gia Nga: Mỹ không muốn hòa bình trên bán đảo Triều Tiên

Tính đến ngày 27/7 vừa qua, chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc được 60 năm nhưng căng thẳng vẫn chưa hề chấm dứt trên bán đảo này và chiến tranh dường như có thể xảy ra bất kì lúc nào. Một chuyên gia Nga cho rằng lí do rất đơn giản: Mỹ không muốn kí hiệp ước hòa bình với Triều Tiên.

Theo tờ Sự thật (Pravda - Nga), Triều Tiên có vị trí đặc biệt trong hệ thống tuyên truyền của phương Tây. Quốc gia Đông Bắc Á này vẫn thường được “vẽ lên” như là một quốc gia hiếu chiến và cực đoan. Trong khi đó, không mấy người biết rằng Triều Tiên đang sản xuất xe hơi và nền công nghiệp điện tử cũng như nông nghiệp của nước này còn lâu mới đến bờ vực đổ vỡ.

Chuyên gia Nga: Mỹ không muốn hòa bình trên bán đảo Triều Tiên - ảnh 1
Pháo hoa ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên hôm 27/7 kỉ niệm 60 năm Chiến tranh Triều Tiên chấm dứt.
Vậy ai có lợi từ việc xuyên tạc sự thật về Triều Tiên? Tờ Sự thật đã có bài phỏng vấn ông Alexander Zhebin, giám đốc trung tâm nghiên cứu Triều Tiên của Viện Viễn Đông, thuộc Học viện khoa học Nga về câu hỏi này.

Ông là một nhà khoa học nổi tiếng và là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên thuộc Viện Viễn Đông. Vậy ông nhận định thế nào về tin nữ diễn viên hài nổi tiếng của Triều Tiên Lee Chun-hong bị lưu đày tới một mỏ than vì đã giễu cợt chính quyền. Vậy ai đã tạo ra những câu chuyện như vậy về Triều Tiên và mục đích là gì?

Thật không may là báo chí phương Tây ngập tràn những bài báo về những câu chuyện rùng rợn diễn ra ở Triều Tiên, tuy nhiên, họ không có nguồn đáng tin cậy cho những câu chuyện có tính phỉ báng này. Thông thường, các câu chuyện đó được xây dựng dựa theo những thông tin được cho là lời kể của những người rời Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc. Các bài báo đó có độ tin cậy rất thấp bởi lẽ người nào từ bỏ Triều Tiên cũng muốn giành được sự thương cảm của đất nước mà họ tới. Nói một cách thận trọng thì những tin đồn đó đã bị thổi phồng. Đặc biệt là những báo cáo về những vụ xử tử, sát hại và thanh trừng trong giới lãnh đạo Triều Tiên chắc chắn không đúng sự thật. Ví dụ, hiện có nhiều tin đồn xung quanh đương kim Thủ tướng Pak Mo Joo. Ông Pak bị đồn đã bị “thất sủng” và bị đưa đi cải tạo, vân vân. Ngoài ra cũng xuất hiện nhiều tin đồn tương tự về các nhà lãnh đạo khác của Triều Tiên.

“Gần đây, có tin đồn về một vị tướng, người thiệt mạng sau khi bị bắn bằng súng cối. Bất kỳ ai ít nhiều có hiểu biết về thiết bị quân sự cũng đều hiểu rằng điều đó là không thể xảy ra. Đây hoàn toàn là chiến dịch tuyên truyền về Triều Tiên, được xây dựng kĩ càng và đang được tiến hành ở qui mô và ở nhiều mức độ khác nhau. Chiến dịch nào có một mục tiêu là tô vẽ hình ảnh Triều Tiên và các nhà lãnh đạo nước này như “quỷ dữ”. Xét cho cùng, trước khi tấn công quốc gia này, mọi người nên gạt bỏ những tiêu chuẩn đạo đức của cái gọi là những giá trị toàn cầu do phương Tây xây dựng”.

Vậy là nước Mỹ có quyền quyết định ai sẽ được sống và sống ra sao trên thế giới này …

Tất nhiên, Mỹ sẽ có lợi nếu vẽ ra một kẻ xấu xa ở vùng Viễn Đông – trong trường hợp  này là chính quyền Triều Tiên. Chính quyền Triều Tiên không đáp ứng những tiêu chuẩn của phương Tây về dân chủ và nhân quyền, nhưng những ai tham dự những sự kiện kỉ niệm 60 năm chiến tranh Triều Tiên có thể tự mình nhận thấy chính quyền đó không phải là chính quyền quỷ dữ và chuyên chế mà truyền thông phương Tây vẫn vẽ lên”.  

Người Mỹ đang làm điều đó bởi vì sẽ rất “chướng” nếu họ gọi nước Nga dân chủ là kẻ thù của họ ở Viễn Đông sau khi Liên Xô (đối thủ của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh) đã sụp đổ. Ngay cả trong trường hợp họ làm như vậy thì hầu hết mọi người đều không tin. Còn Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vì thế gọi Trung Quốc là kẻ thù cũng không hợp lý lắm.

Do đó, Triều Tiên nhỏ bé lại trở thành quốc gia hoàn hảo cho “vai diễn” đó. Quốc gia này không là mối đe dọa nghiêm trọng đối với người Mỹ, nhưng có thể được tô vẽ trước dư luận thế giới như là quốc gia quỹ dữ tồi tệ nhất. Khi đó, Mỹ có lí do để tiếp tục điều động các lực lượng tới các khu vực dọc theo biên giới của Nga và Trung Quốc, hoặc điều động một hệ thống phòng thủ tới khu vực này.

Chuyên gia Nga: Mỹ không muốn hòa bình trên bán đảo Triều Tiên - ảnh 2
Khu phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc – một trong những khu vực biên giới căng thẳng nhất trên thế giới.

Liệu có cách nào để tránh đối đầu quân sự thông qua các cuộc thương lượng không?

Không may là tôi không thấy có triển vọng nào để Mỹ và Triều Tiên đạt được thỏa thuận. Đơn giản là Mỹ không cần tới thỏa thuận đó. Hãy tưởng tượng một lúc nào đó, Triều Tiên chấp nhận mọi đòi hỏi của Mỹ và từ bỏ vũ khí và tên lửa của mình, nói cách khác, giảm thiểu mọi cơ sở về những mối đe dọa từ Bình Nhưỡng mà Mỹ vẫn “rêu rao”. Khi đó, chính quyền Mỹ và giới vận động hành lang sẽ giải thích ra sao với Quốc hội Mỹ, người dân Mỹ, các đồng minh và quan trọng hơn hết là với người Trung Quốc và người Nga lí do tại sao họ phải điều hệ thống phòng thủ tên lửa và các lực lượng Mỹ tới khu vực này?

Vì thế, mặc dù tiến hành đàm phán với Triều Tiên trong nhiều thập kỷ qua, người Mỹ vẫn không muốn kí kết thỏa thuận với Bình Nhưỡng. Đối với Mỹ, kế hoạch của họ đơn giản là: khiến Triều Tiên bị cô lập và tạo ra bầu không khí có lợi cho Mỹ ở cả Liên Hợp Quốc nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Kế hoạch tổng thể của Mỹ là gây sức ép tới chính quyền Triều Tiên thông qua các lệnh cấm vận và phong tỏa kinh tế. Mục tiêu thực sự của Mỹ là thống nhất bán đảo Triều Tiên và thống trị bán đảo này nhằm tiến sát tới biên giới Trung Quốc và Nga. Mỹ không quan tâm hệ thống chính quyền Triều Tiên được tổ chức như thế nào. 

Lê Dung

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !