Những lỗi sai khi đi bộ có thể ảnh hưởng sức khỏe

Bạn có đang đi bộ đúng cách để có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần?

Theo huấn luyện viên chạy bộ Vladimir Antmanis, bậc thầy thể thao quốc tế, thành viên đội điền kinh Nga những năm 2000, đây là một số lỗi đi bộ phổ biến nhất.

Irina Shayk cùng con gái Leah

Sai tư thế 

Điều đầu tiên cần làm khi đi bộ là duỗi thẳng lưng. Đặc biệt, nếu thường ngồi trước máy tính cả ngày, bạn hay khom người và duỗi cổ.

Thực tế là lưng cong và ngực bị ép ảnh hưởng trực tiếp đến hơi thở. Không phải vô cớ mà có bạn thường có biểu hiện phải “hít thở sâu”, vì khi khom người, phổi không hoạt động hết công suất và cơ thể không nhận đủ oxy.

Trước khi ra khỏi nhà, hãy dừng lại 10 giây trước gương, duỗi thẳng cột sống, ngẩng đầu lên, duỗi thẳng và hạ thấp vai. Trong quá trình đi bộ, hãy chú ý đến tư thế của bạn, định kỳ kiểm tra bản thân: đầu, cổ, vai.

Karlie Klass và Joshua Kushner cùng con trai Levi Joseph

Thở bằng miệng

Sai lầm phổ biến thứ hai cũng liên quan đến hơi thở. Mũi có một hệ thống lọc tốt giúp làm sạch không khí khỏi các chất ô nhiễm và mầm bệnh, điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang đi dạo quanh đô thị. Và nếu bạn thở bằng miệng, thì các chất độc hại sẽ xâm nhập trực tiếp vào phổi.

Thở bằng mũi cũng giải phóng các phân tử oxit nitric, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện lưu thông và cung cấp oxy cho các tế bào. Nó hỗ trợ sức khỏe và khả năng miễn dịch của phổi, đồng thời giúp bơm máu và oxy đi khắp cơ thể và đưa nó lên não.

Đeo tai nghe

Chúng ta thường đeo tai nghe khi đi bộ và nghe nhạc hoặc podcast, tách mình ra khỏi thế giới xung quanh. Dường như điều đó thú vị hơn và giúp thời gian trôi nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đi bộ trong công viên hoặc khu vườn tràn ngập âm thanh của thiên nhiên, thì lợi ích sức khỏe tâm thần thậm chí còn lớn hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách hay âm thanh của khu rừng giúp tăng 30% mức độ chịu đựng căng thẳng. Ngoài ra, trong quá trình chúng ta hoạt động thể chất, mồ hôi thoát ra nhiều hơn mức bình thường, kể cả trong thành vách tai.

Việc đeo tai nghe thường xuyên khi đi bộ có nguy cơ khiến ống tai không được thông thoáng, dễ dẫn đến viêm nhiễm, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến thính giác của bạn.

Hạ Thảo

Thủ đoạn lừa đảo bằng clip chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chữa bệnh trên mạng

Cơ quan chức năng khẳng định các vi phạm trọng điểm, điển hình trong hoạt động quảng cáo y tế trên không gian mạng, nền tảng mạng xã hội như Facebook,TikTok... sẽ bị xử lý trong thời gian tới.

9 triệu chứng ung thư vòm họng giống cảm cúm

Ung thư vòm họng là loại ung thư nguy hiểm, người mắc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan.

Bỏ một thói quen làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bỏ hút thuốc làm giảm 30-40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, ngăn ngừa các biến chứng.

3 thực phẩm có thể giúp bạn thêm 10 năm tuổi thọ

Ăn thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và trái cây có thể tạo ra sự khác biệt lớn về tuổi thọ.

Loại quả nấu đủ món ngon, chữa nhiều căn bệnh

Đậu bắp xuất hiện khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy vậy, không phải ai cũng biết công dụng của loại thực phẩm này, nhất là với người bị bệnh đường ruột, xương khớp hoặc cao huyết áp.

So sánh tác dụng của trà đá và trà nóng

Hai loại trà đá và nóng đều tốt cho sức khỏe nhưng có một số khác biệt về hương vị, tác dụng giảm cân, bù nước.

Phân biệt giữa mẩn đỏ thông thường và ung thư da

Ung thư da thường dẫn tới các vết đổi màu trên da có xu hướng lớn dần, loét, chảy máu, đau khi chạm vào.

Loại rau thường có trong mâm cơm mỗi nhà nhưng không phải ai cũng nên ăn

Rau đay có rất nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng chữa bệnh, không kỵ với thực phẩm khác. Tuy nhiên, một số đối tượng nếu ăn quá nhiều rau đay sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ba lý do khiến nhiều người ăn hải sản bị ngộ độc

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều trường hợp ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn các loại hải sản ở rạn san hô như cá chình, cá hồng, cá mòi.

Kiểm tra dịch vụ xe cấp cứu tư nhân ở TP.HCM, phát hiện hàng loạt vi phạm

TP.HCM có 8 cơ sở tư nhân cung ứng dịch vụ vận chuyển cấp cứu được Sở Y tế cấp phép. Đợt kiểm tra toàn diện vừa qua cho thấy có đến 6 cơ sở vi phạm, bị đề nghị xử phạt hành chính.

Đang cập nhật dữ liệu !