Bài thuốc giải cảm cực kỳ hiệu quả từ lá tía tô

Lá tía tô không chỉ là gia vị nấu các món ăn mà nó còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ, là bài thuốc giải cảm được sử dụng rất rộng rãi.

Theo TS BS Phạm Việt Hoàng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội, lá tía tô không chỉ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam mà nhiều quốc gia người ta coi lá tía tô là vị thuốc trong bữa ăn. Đặc biệt là tại Nhật Bản, Hàn Quốc người dân ăn lá tía tô rất nhiều.

Lá tía tô không chỉ kích thích món ăn ngon, giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi ăn các món tái sống mà lá tía tô còn có tác dụng giải cảm.

Theo đông y, chứng cảm cúm có hai loại - cảm hàn và cảm nhiệt.  TS Hoàng cho biết cảm hàn do phong hàn xâm nhập và cơ thể qua da và lỗ chân lông ảnh hưởng tới thể phế gây ra các triệu chứng ho, sổ mũi, sợ lạnh, sợ gió, không chữa sẽ ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp gây viêm phế nang, phế quản lâu ngày chữa rất khó.

Còn ảm do phong nhiệt tác động vào cơ thể gây hiện tượng cảm cúm. Khác với cảm mạo, cảm cúm người ta không sợ lạnh và mũi khô, gây ho, sốt.

Ảnh minh hoạ 

Khi chớm có các dấu hiệu của cảm trên, bạn chưa cần sử dụng thuốc vội mà có thể sử dụng cách trị cảm theo y học cổ truyền từ lá tía tô.

TS Hoàng cho biết bình thường khó phân biệt được cảm hàn hay nhiệt. Vì vậy, khi bạn cảm thấy nặng đầu, người mệt, nhức mỏi, sốt nhẹ, ngây ngấy khó chịu bạn ăn một bát cháo tía tô nóng cho toát mồ hôi sẽ khiến cơ thể dễ chịu.

Cách sử dụng lá tía tô giải cảm được dân gian sử dụng nhiều đó là nấu cháo trắng và cắt thật nhiều lá tía tô vào. Khi ăn, người bệnh sẽ ăn  nóng. Ăn xong, bạn trùm chăn để cho cơ thể ra mồ hôi. Các chất độc, hàn khí của cơ thể sẽ thoát ra ngoài qua lỗ chân lông.

Bác sĩ Bùi Thị Yến Nhi - Phòng khám Nhi khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3 cũng cho biết tía tô là cây gia vị được trồng rất phổ biến ở khắp nơi trên cả nước. Tía tô còn được coi là bài thuốc để sử dụng giải cảm, trị sốt.

Theo quan niệm của đông y tía tố có vị cay tính ống, tán hàn, thông tâm, lợi phế, khai vị, bổ tì nên được người dân sử dụng nhằm chẩn trị như tán hàn, giải cảm.

Cách chế biến lá tía tô có nhiều, có thể nấu cháo, sử dụng lá tía tô xông nhưng cách thức phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi là đun nước lá tía tô và uống khi còn ấm nóng.

 BS Nhi cho biết bạn có thể sử dụng tía tô tươi hoặc khô. Nếu tía tô khô sử dụng khoảng 3 gram rửa sạch đem nấu nước. Khi nước sôi đun liu riu lửa khoảng 3, 4 phút sau đó ngâm trong nước khoảng 8 đến 10 phút là có thể lấy ra để ấm ấm rồi uống. 

Trường hợp không uống được lá tía tô, bác sĩ Nhi cho biết có thể lấy nước nấu từ lá tía tô nhâm chân để cơ thể ra mồ hôi. Hoặc pha nước tía tô vào nước tắm, nước gội đầu. 

Lưu ý, khi sử dụng tía tô giải cảm không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Theo BS Nhi ở trẻ dưới 1 tuổi do cơ quan tiêu hoá chưa hoàn chỉnh nếu cho trẻ uống nước lá tía tô tinh dầu trong lá tía tô có thể khiến trẻ khó chịu, bứt rứt trong người.

Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan... Các chiết xuất từ lá tía tô còn chứa các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.

Không chỉ giải cảm, tía tô còn được xem là bài thuốc làm đẹp cho chị em phụ nữ như giảm cân, làm sáng da. Các kinh nghiệm từ dân gian cho thấy bạn uống nước lá tía tô thay thế nước lọc hàng ngày là phương pháp giảm cân cực kỳ hiệu quả do chứa protein thực vật, chất xơ cùng nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu có khả năng thúc đẩy dạ dày, tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất. 

Khánh Chi

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

4 dấu hiệu dễ bị bỏ qua của tiền ung thư đại trực tràng

Tổn thương tiền ung thư đại trực tràng không đau đớn khiến nhiều người nhầm với bệnh vặt nên không đi khám. Tế bào ác tính âm thầm xâm lấn, di căn tới các bộ phận khác.

Vị thuốc 'quý như vàng' giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Tam thất là vị thuốc quý, còn được gọi là kim bất hoán (vàng không đổi), bởi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Cách giải rượu bằng loại lá quen thuộc, giá rẻ

Nước lá dong có thể giảm tình trạng say rượu, giúp mát gan, giải độc. Bạn chỉ cần nấu nước hoặc giã lấy nước uống.

Các yếu tố tác động tới nồng độ cồn sau khi uống rượu bia

Cùng uống một lượng rượu như nhau nhưng nồng độ cồn trong máu của mỗi người có thể khác biệt.

Đang cập nhật dữ liệu !